Vì sao lo lắng thường gây ra khó thở

Lo lắng thường kèm theo triệu chứng khó thở. Vậy làm thế nào mà sự lo lắng lại gây ra chứng khó thở và bạn có thể làm gì với tình trạng này?

1. Các triệu chứng của lo lắng và khó thở

Lo lắng là một trạng thái tâm lí tự nhiên của cơ thể khi phản ứng với sự sợ hãi. Cơ thể của bạn phản ứng theo nhiều chiều hướng thể chất và tinh thần để chuẩn bị cho bạn trước việc đương đầu hay tránh né khỏi một tình huống nào đó.

Khó thở xảy ra khi bản thân không thể điều khiển hơi thở của mình, tức ngực, hoặc bạn đang nghẹt thở hay đang rất cần không khí.

Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa sự lo lắng và khó thở và gây ra những triệu chứng như:

  • Thở gấp (tăng thông khí)
  • Tức ngực
  • Hụt hơi hoặc có cảm giác nghẹt thở
  • Căng cơ bắp
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Cảm thấy yếu ớt, chóng mặt, hoạt động không vững
  • Buồn nôn hoặc khó chịu dạ dày
  • Khó nghỉ ngơi, cáu gắt, tâm trạng đề phòng.
Chóng mặt
Lo lắng và khó thở có thể khiến người bệnh cảm thấy yếu ớt và chóng mặt

2. Các nguyên nhân gây ra chứng khó thở

Các nguyên nhân gây ra chứng khó thở gồm:

  • Tập luyện thể thao quá sức
  • Thay đổi độ cao
  • Mặc quần áo quá bó sát
  • Ít vận động.

Ngoài ra, các nguyên khác mà bạn có thể gặp khi mắc chứng khó thở gồm:

thể thao tim mạch 1
Tập luyện quá sức cũng khiến bạn cảm thấy khó thở

3. Làm thế nào để loại bỏ chứng khó thở bởi sự lo lắng

Các chuyên gia khuyến nghị việc tập luyện kỹ thuật thở cơ hoành, để loại bỏ chứng khó thở do sự lo lắng gây ra. Khi bạn bị khó thở, bạn thường thở từ miệng hoặc ngực. Kỹ thuật thở cơ hoành có thể:

  • Làm chậm nhịp thở
  • Giảm nhu cầu cần oxy
  • Cần ít nỗ lực và năng lượng để thở hơn

Dưới đây là cách bạn luyện tập kỹ thuật thở cơ hoành:

  • Ngồi một cách thoải mái trên ghế hoặc nằm trên một bề mặt phẳng như giường, với đầu được nâng đỡ.
  • Đặt một tay lên phần trên ngực và tay còn lại bên dưới lồng ngực. Tư thế này sẽ thoải mái hơn cho cơ hoành khi bạn thở.
  • Thở vào một cách chậm rãi qua mũi để bụng phình lên.
  • Hóp các cơ bụng lại. Để chúng lõm vào khi bạn thở ra bằng mũi hoặc miệng (tùy thuộc vào cách nào dễ dàng hơn với bạn).
  • Tiếp tục thở sâu vào và ra, cảm thấy bụng trương lên và xẹp đi. Tiến hành việc này trong 5 đến 10 phút mỗi ngày.

Lời khuyên: Bạn dường như sẽ ít bị khó thở hoặc tăng thông khí hơn khi thở vào và ra bằng mũi. Việc cảm thấy mệt mỏi hoặc tốn nhiều nỗ lực khi mới bắt đầu kĩ thuật thở này là điều bình thường. Khi tập luyện nhiều hơn, kỹ thuật thở này sẽ trở nên tự hoạt và dễ dàng.

Co thắt cơ hoành: Những điều cần biết
Luyện tập kỹ thuật thở cơ hoành để loại bỏ cảm giác khó thở mỗi khi lo lắng

4. Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ

Nếu bạn bị khó thở liên tục, hoặc mỗi khi bạn lo lắng đều khiến bạn khó thở kèm theo các triệu chứng dưới đây, cách tốt nên đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ uy tín để thăm khám.

  • Cảm thấy tức hoặc đau ngực, cổ, hàm, lưng hoặc cánh tay.
  • Mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, hoặc ói mửa

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo:healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

47.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan