Viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên: Khái niệm cơ bản

Bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ mắc bệnh với các biểu hiện tại khớp và ngoài khớp như tim, phổi, thần kinh và mắt. Viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên có khả năng hồi phục hoàn toàn khi lớn, tuy nhiên bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương cũng như tốc độ tăng trưởng của trẻ.

1. Viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên là gì ?

Viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên còn được gọi là viêm khớp vô căn ở trẻ em hay viêm khớp dạng thấp ở trẻ em. Theo đó, đây là tình trạng các khớp viêm và cứng kéo dài trên 6 tuần ở những trẻ nhỏ hơn 16 tuổi. Ước tính có hơn 50000 trẻ em Mỹ mắc bệnh. Quá trình viêm khiến các khớp sưng đỏ, nóng và đau. Bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có khả năng bị ảnh hưởng và bị giới hạn hoạt động.

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là một bệnh lý tự miễn, nghĩa là cơ thể nhầm tưởng trong việc nhận diện các mô tế bào bình thường thành những tác nhân xâm nhập gây bệnh cho cơ thể. Hệ miễn dịch với vai trò bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại nay lại tấn công chính những mô tế bào khỏe mạnh, đưa đến sự xuất hiện các phản ứng viêm.

viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhưng vẫn chưa tìm ra được cơ chế bệnh sinh chính xác của bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên. Nhiều chuyên gia đồng ý với giả thuyết rằng quá trình sinh bệnh xảy ra qua hai bước cơ bản. Ban đầu, cơ thể của trẻ xảy ra quá trình hình thành, kích hoạt các gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Sau đó, các yếu tố khác từ môi trường bên ngoài như virus kích hoạt và khiến bệnh thực sự xuất hiện.

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể gây sốtthiếu máu, ảnh hưởng đến tim, phổi, mắt và hệ thần kinh. Giai đoạn viêm khớp cấp có thể kéo dài trong nhiều tuần và có nguy cơ tái phát cao. Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em tương tự như ở người lớn với sự tăng cường các phương pháp vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nhiều nhóm thuốc có tác dụng mạnh được sử dụng cho người lớn không cần thiết trong bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên. Sự phá hủy khớp mạn tính trong bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em hiếm khi xảy ra, và hầu hết những trẻ mắc bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn mà không có tàn tật hay di chứng nặng nề.

2. Phân loại bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên

Sốt xuất huyết
Trẻ bị viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên thể viêm hệ thống sẽ có triệu trứng sốt

Bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên được chia làm 3 nhóm chính, dựa trên số khớp bị ảnh hưởng, triệu chứng và sự hiện diện của các kháng thể đặc hiệu trong máu.

Thể viêm ít khớp

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em ảnh hưởng đến ít hơn 4 khớp được xếp vào thể viêm ít khớp. Đây là thể bệnh phổ biến nhất, chiếm hơn một nửa các trường hợp và có liên quan đến sự lưu hành của kháng thể kháng nhân trong máu (ANAs). Các khớp lớn như khớp gối là nhóm có nguy cơ tổn thương cao nhất. Trẻ gái dưới 8 tuổi có khả năng cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thể ít khớp.

Cơ quan ngoài khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất trong thể viêm ít khớp là mắt, chiếm khoảng 20% đến 30% trong tổng số các trường hợp. Thăm khám thường xuyên với các bác sĩ chuyên khoa mắt là việc làm cần thiết để điều trị các vấn đề nghiêm trọng như viêm mống mắt, viêm màng bồ đào. Nhiều trẻ mắc viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên thể ít khớp có thể không còn các biểu hiện viêm khớp khi lớn nhưng các biến chứng tại mắt vẫn tiếp diễn.

Thể viêm đa khớp

Khoảng 30% tổng số các ca bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em được phân loại vào nhóm viêm đa khớp, khi có trên 5 khớp bị tổn thương. Các khớp nhỏ tại bàn tay và bàn chân là những khớp bị tổn thương nhiều nhất. Viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên thường xảy ra đối xứng ở hai bên cơ thể. Những trẻ thuộc nhóm bệnh này có sự hiện diện của các yếu tố thấp trong máu, một số trường hợp có biểu hiện tương tự như bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Tồn tại yếu tố dạng thấp trong máu được xem là yếu tố làm tăng khả năng bệnh tiếp tục phát triển sau này.

Thể viêm hệ thống

Ngoài biểu hiện viêm tại các khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp thể viêm hệ thống đặc trưng bởi sự xuất hiện các triệu chứng của nhiều cơ quan khác nhau như sốt, nổi ban đỏ, rối loạn chức năng tim, gan, lách và hệ bạch huyết. Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thể viêm hệ thống còn có tên gọi là bệnh Still’s, chiếm khoảng 20% tổng số các trường hợp, là những trẻ vắng mặt kháng thể kháng nhân và yếu tố dạng thấp trong máu.

Bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên có khả năng phục hồi hoàn toàn trong khi bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn là một bệnh mãn tính, kéo dài. Nhiều nghiên cứu ước tính rằng, các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất trong hơn một nửa các trường hợp.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên

Nổi ban đỏ ở cánh tay và chân
Trẻ bị viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên sẽ nổi ban đỏ ở cánh tay và chân

Những triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là sưng đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau một giấc ngủ. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh còn có thể phải đối diện với các triệu chứng khác như:

  • Sốt cao
  • Giảm ngon miệng
  • Sụt cân
  • Thiếu máu
  • Nổi ban đỏ ở cánh tay và chân

Đau gây giới hạn vận động của các khớp tổn thương, tuy nhiên nhiều trẻ nhỏ không than phiền về triệu chứng này.

Viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên ảnh hưởng chủ yếu đến khớp gối và các khớp bàn tay và bàn chân. Một trong những dấu hiệu gợi ý bệnh sớm nhất là dáng đi khập khiễng vào buổi sáng do cứng khớp gối.

Bên cạnh các biểu hiện tại khớp, trẻ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thể viêm hệ thống còn xuất hiện sốt cao và nổi ban da. Hai dấu hiệu này có thể xuất hiện và biến mất trong một khoảng thời gian ngắn. Viêm khớp dạng thấp thể hệ thống có thể gây sưng các hạch ở cổ và những khu vực khác trong cơ thể. Tim và phổi cũng có khả năng bị tổn thương tuy rất hiếm.

Viêm nhãn cầu là biến chứng nghiêm trọng thường xuất hiện trong viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thể viêm ít khớp. Viêm mống mắt và viêm màng bồ đào thường xuất hiện muộn sau các biểu hiện tại khớp.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em biểu hiện tốt hoặc biến mất ở giai đoạn hồi phục và trở nên nặng nề hơn ở những đợt cấp. Một số trẻ chỉ có một hoặc hai đợt cấp và triệu chứng không bao giờ xuất hiện trở lại. Một số khác có thể phải trải qua nhiều đợt cấp với các triệu chứng kéo dài.

4. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên

thuốc Corticosteroid
Thuốc Corticosteroid để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau, bao gồm cơ xương khớp, nhi khoa, phục hồi chức năng và tâm lý học. Các chuyên gia sẽ bàn bạc và đưa ra chiến lược điều trị giảm sưng khớp, duy trì vận động của các khớp, giảm đau, phát hiện và điều trị các biến chứng. Một số các phương pháp điều trị được phối hợp cùng nhau như:

  • Nội khoa: nhiều loại thuốc được chỉ định để điều trị giảm nhẹ các triệu chứng và làm chậm diễn tiến của bệnh. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) bao gồm ibuprofen, naproxen và những thuốc kê đơn khác là nhóm thuốc đầu tiên được chỉ định để giảm đau và giảm viêm. Thuốc có nhiều tác dụng phụ tại đường tiêu hóa và gan. Nhóm thuốc chống thấp khớp làm chậm diễn tiến bệnh (DMARDs) được chỉ định khi nhóm NSAIDs không có tác dụng, tuy nhiên cần nhiều tuần hoặc nhiều tháng mới thấy rõ sự đáp ứng. Corticosteroid được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên nặng nề, có tác dụng phòng ngừa biến chứng viêm màng ngoài tim. Tác nhân sinh học là một loại thuốc mới, dùng khi các loại thuốc khác không có hiệu quả. Thuốc thường được sử dụng bằng đường tiêm, có tác dụng ức chế các hoạt động quá mức của hệ miễn dịch thông qua cơ chế tác động trực tiếp vào các protein gây viêm.
  • Vật lý trị liệu: trẻ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên được hướng dẫn tập vật lý trị liệu để duy trì sức mạnh các cơ, hỗ trợ sự chuyển động của các khớp. Các nhà vật lý trị liệu sẽ thiết kế từng chương trình luyện tập riêng phù hợp cho từng trẻ mắc bệnh. Một số các dụng cụ hỗ trợ như nẹp cũng được sử dụng để duy trì sự phát triển bình thường của các khớp và hệ xương của trẻ.
  • Liệu pháp thay thế: châm cứu được xem như một biện pháp hỗ trợ trẻ trong việc giải tỏa căng thẳng khi phải sống chung với bệnh. Châm cứu giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của các khớp, hạn chế việc sử dụng các thuốc giảm đau.

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở đối tượng trẻ em. Thực tế, bệnh có khả năng hồi phục hoàn toàn khi lớn, tuy nhiên bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương cũng như tốc độ tăng trưởng của người bệnh. Vì thế việc thăm khám và phát hiện bệnh lý ở giai đoạn sớm rất quan trọng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý tự miễn, cơ xương khớp, di truyền,... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị nhiều căn bệnh bằng các phương pháp y học hiện đại không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đăng ký khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan