Vú của bạn: Khi nào bình thường, khi nào bất thường?

Ngực sẽ có một vài sự thay đổi khi bạn đến chu kỳ kinh nguyệt, khi bạn mang thai hoặc cho con bú hoặc trải qua tuổi dậy thì, mãn kinh. Những sự thay đổi này có khi là bình thường, nhưng với một số trường hợp lại là dấu hiệu vú bất thường có liên quan đến vấn đề sức khỏe nào đó.

1. Tiết dịch núm vú

Tiết dịch núm vú là hiện tượng tiết ra dịch từ một hoặc hai vú. Điều này có thể xảy ra khi bạn mang thai hoặc cho con bú. Hiện tượng này có thể tiếp tục xảy ra đến 2 năm sau khi bạn ngừng cho con bú. Đây được coi là hiện tượng sinh lý bình thường.

Chất dịch màu trắng sữa chảy từ núm vú cũng có thể xảy ra trước khi mãn kinh. Nguyên nhân gây ra là bởi hormone. Đây cũng được coi là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu dịch tiết ra có máu, màu xanh lục hoặc chỉ một bên vú tiết dịch hay xuất hiện khối u ở vú, bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra chính xác cho dù bạn đang trong thời kỳ mãn kinh hay không. Nguyên nhân gây ra có thể là do nhiễm trùng, u nang, các khối u lành tính (như u xơ tử cung) hoặc có thể là ung thư.

Một số dấu hiệu dịch núm vú được xem là không bình thường, bao gồm:

  • Dịch tiết có máu
  • Tiết dịch chỉ một bên núm vú
  • Sờ thấy khối u ở ngực
  • Dịch tiết xảy ra tự phát và liên tục

Bác sĩ sẽ kiểm tra hai bên vú, đồng thời hỏi bạn về các triệu chứng và tiền sử bệnh của gia đình. Bạn cũng có thể được chỉ định chụp X quang tuyến vú hoặc siêu âm để kiểm tra bên trong vú.

2. Khối u vú

U xơ tuyến vú
Hầu hết các khối u vú - hơn 80% - không phải là khối u ác tính

Bạn không nên quá lo lắng, trước hết, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng của bản thân. Điều này rất quan trọng, nhất là khi xuất hiện khối u lớn ở vùng nách không biến mất sau 6 tuần.

Hầu hết các khối u vú - hơn 80% - không phải là khối u ác tính. Đa phần, chúng sẽ xuất hiện khi bạn đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc sắp đến thời kỳ mãn kinh. Khối u có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn, khi sờ vào cảm thấy cứng hoặc mềm. Nhiều khi đây là khối u nang chứa đầy dịch.

Bác sĩ sẽ kiểm tra vú của bạn và có thể sẽ chỉ định bạn chụp quang tuyến vú, đồng thời thực hiện một vài xét nghiệm khác. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế để lấy một ít dịch hoặc một mẫu nhỏ từ khối u để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

3. Thay đổi màu sắc và kết cấu

Nếu vùng da quanh ngực có dấu hiệu đóng vảy, ngứa hay mẩn đỏ, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Một số trường hợp sẽ chỉ cần theo dõi, tuy nhiên nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sinh thiết để có được kết quả chính xác nhất.

4. Đau nhức

Bạn có thể cảm thấy đau nhức khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Rất nhiều chị em cảm thấy đau nhức ở vú trong khoảng thời gian trước hoặc trong chu kỳ kinh. Đây là hiện tượng bình thường và thường cơn đau sẽ tự biến mất. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc chỉ đau nhức ở một khu vực cụ thể trên ngực hay đau nhức ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đi khám để được kiểm tra kịp thời.

Một số nguyên nhân khác gây đau vú bao gồm thuốc tránh thai, chất kích thích...Khi khám, bác sĩ sẽ xem xét từng trường hợp, nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, bác sĩ sẽ thay đổi loại thuốc mà bạn đang dùng hoặc điều chỉnh liệu pháp hormone (nếu bạn đang dùng thuốc để giảm tác động do các triệu chứng mãn kinh). Với một số trường hợp, cắt giảm tiêu thụ lượng caffeine có thể giúp giảm tình trạng đau nhức vú.

Ngực đau khi mang thai
Cần lưu ý nếu cơn đau ngực trở nên nghiêm trọng hoặc chỉ đau ở một khu vực cụ thể

5. Thay đổi kích thước hoặc hình dạng vú

Ngực của bạn có thể xuất hiện một số sự thay đổi vào những thời điểm khác nhau trong cuộc sống của bạn. Chẳng hạn như, điều này có thể xảy ra khi bạn đến chu kỳ kinh nguyệt hay khi bạn mang thai, nguyên nhân chính là do hormone.

Khi bạn đến thời kỳ mãn kinh, bạn có thể cảm thấy như ngực của mình trở nên chảy xệ, nhỏ hơn và thay đổi hình dạng. Tất cả những điều này là hoàn toàn bình thường.

Nếu bạn không phải đang có kinh nguyệt, không cho con bú hay không đến kỳ mãn kinh mà có các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để kiểm soát và theo dõi tình trạng sức khỏe thì ngoài việc duy trì tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh thì việc khám sức khỏe định kỳ cũng vô cùng quan trọng.

Khi khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được các bác sĩ đánh giá tổng thể các chỉ số của cơ thể, theo dõi tình trạng sức khỏe. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và hướng điều trị giúp bạn có một sức khỏe tốt.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói tầm soát ung thư vú giúp phát hiện sớm các bệnh: ung thư vú ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Gói tầm soát ung thư vú tại Vinmec dành cho các đối tượng:

  • Khách hàng nữ, trên 40 tuổi.
  • Khách hàng có nhu cầu có thể sàng lọc bệnh lý về ung thư vú
  • Khách hàng có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư – đặc biệt là khách hàng tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư vú.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Phụ nữ đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư vú như : đau ở vú, có cục u ở vú, vv

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan