Xét nghiệm máu có biết được bệnh tay chân miệng?

Tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng do virus, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể tự khỏi và không quá nguy hiểm, nhưng cũng có nguy cơ dẫn đến biến chứng. Để chẩn đoán bệnh tay chân miệng, bác sĩ sẽ hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, kết hợp với một số xét nghiệm nếu cần thiết.

1. Các bước chẩn đoán bệnh tay chân miệng

Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng của bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, trẻ sẽ được thực hiện các bước chẩn đoán như sau:

Bước 1: Thăm khám bệnh

Sau khi kê khai một số thông tin hành chính như thường lệ (tên, tuổi, địa chỉ,... của trẻ), bố mẹ cần mô tả rõ triệu chứng và diễn biến của bệnh kể từ ngày có dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Chẩn đoán ca lâm sàng sẽ dựa vào biểu hiện bên ngoài, cũng như yếu tố dịch tễ học, cụ thể:

  • Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào độ tuổi của trẻ, mùa trong năm, khu vực lưu hành bệnh, số bệnh nhi trong thời gian gần dây, nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây bệnh tay chân miệng trước đó.
  • Lâm sàng: Vết loét điển hình ở trong miệng, mụn nước phỏng ở lòng bàn tay và chân, đầu gối, mông, kèm sốt nhẹ hoặc không.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ nên cung cấp cho bác sĩ thông tin về tiền sử bệnh hoặc các tình trạng y tế mà trẻ đang mắc phải (nếu có).

Bước 2: Xét nghiệm tìm bằng chứng tác nhân

Thông thường thì thăm khám lâm sàng là đủ đến chẩn đoán trẻ có mắc bệnh tay chân miệng hay không. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm vài bước thăm khám cận lâm sàng để tìm bằng chứng tác nhân chính xác. Các xét nghiệm cơ bản bao gồm:

Siêu âm tim
Bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng có thể được chỉ định siêu âm tim

Bước 3: Chẩn đoán phân biệt

Cần phân biệt tay chân miệng với một số bệnh có những biểu hiện tương tự như:

  • Viêm loét miệng (áp-tơ): Vết loét sâu, có dịch tiết và thường tái phát
  • Bệnh lý có sang thương ngoài da: Sốt phát ban, sốt xuất huyết, dị ứng, viêm da mủ, thủy đậu,...
  • Bệnh lý nhiễm trùng thần kinh trung ương: Viêm não / màng não do vi khuẩn hay virus
  • Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi...

Trẻ mắc bệnh sẽ được điều trịchăm sóc theo phác đồ của bác sĩ.

tay chân miệng ở trẻ em
Trẻ bị tay chân miệng cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

2. Xét nghiệm máu có biết được bệnh tay chân miệng không?

Trả lời cho câu hỏi “Xét nghiệm máu có biết tay chân miệng không?”, các bác sĩ cho biết: Để phát hiện và định tính kháng thể loại IgM kháng Enterovirus type 71 (một trong những chủng virus gây bệnh tay chân miệng), cần dùng mẫu bệnh phẩm huyết thanh, huyết tương của trẻ.

Theo nghiên cứu tại Trung Quốc và Đài Loan, nhìn chung mức độ đường huyết trung bình và số lượng tế bào bạch cầu tăng theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong đó, số lượng tế bào bạch cầu của các trường hợp bị nhiễm tay chân miệng do EV71 ít hơn so với những người bị nhiễm CA16.

Ngoài ra, cũng có thể chẩn đoán phân biệt bệnh tay chân miệng từ độ 2b trở lên do nhiễm Enterovirus 71 bằng kỹ thuật Real-time PCR. Xét nghiệm này sẽ được tiến hành trên mẫu bệnh phẩm hầu họng, dịch tiết từ mũi, nước bọt, não tủy hoặc các mụn nước.

Cũng có thể thực hiện nuôi cấy phân lập virus gây bệnh, nhưng khó khăn và tốn kém. Do đó, kỹ thuật này chỉ áp dụng trong nghiên cứu chứ không phải là chẩn đoán xét nghiệm thường quy.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán các chấn thương bụng kín
Không phải tất cả các trường hợp tay chân miệng đều được chỉ định xét nghiệm máu

Nhìn chung, dù xét nghiệm máu có biết được bệnh tay chân miệng, nhưng các các sĩ vẫn thường chẩn đoán bệnh dựa trên tuổi tác, triệu chứng và đặc điểm tổn thương da của bệnh nhân. Các bước cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm máu, thường không cần thiết và ít được thực hiện.

Hiện nay, dịch bệnh chân tay miệng đang xảy ra ở nhiều nơi, vì thế khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh chân tay miệng thì các bậc cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. Đặc biệt trong mùa dịch, để tránh tình trạng đông đúc, quá tải ở bệnh viện, khiến bé mệt mỏi hoặc lây nhiễm chéo một số căn bệnh khác, các bậc phụ huynh cũng nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín và chuyên nghiệp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: