Tác dụng phụ gây tăng cân ở trẻ em khi dùng thuốc chống dị ứng Loratadine, Desloratadine

Bài viết được viết bởi Tổ Dược lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Loratadin và desloratadin thường được dùng để giảm các triệu chứng dị ứng như mề đay, mẩn ngứa, sổ mũi ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tình trạng tăng cân, béo phì ở trẻ em.

1. Loratadine và desloratadine là gì?

Loratadine và chất chuyển hóa desloratadine là các thuốc thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc nổi mề đay. Các thuốc này thuộc nhóm đối kháng thụ thể histamin 1 (H1) thế hệ 2, có tác dụng chọn lọc, an toàn và ít gây buồn ngủ hơn so với thế hệ 1.

Tại Việt Nam, hai hoạt chất này được lưu hành với một số tên biệt dược khác nhau như: Clarityne, Lorastad (hoạt chất loratadine), Aerius, Lorastad D (hoạt chất desloratadine).

2. Tác dụng phụ gây tăng cân của thuốc ở trẻ em

thuoc-chong-di-ung -1
Tác dụng phụ gây tăng cân của thuốc ở trẻ em

Tính đến ngày 06/11/2016, Cơ sở dữ liệu về Cảnh giác Dược của Tổ chức Y tế Thế giới VigiBase đã ghi nhận 159 báo cáo về việc tăng cân liên quan đến desloratadine và loratadine. Trong số đó, 22 báo cáo được ghi nhận trên bệnh nhi (<12 tuổi). Có trường hợp ghi nhận trẻ tăng 4 – 4,5 kg trong 1 – 2 tháng sử dụng và hồi phục sau khi ngừng thuốc.

Kết quả phân tích các báo cáo cho thấy desloratadine có mối liên quan đến nguy cơ tăng cân trên trẻ từ 2 đến 11 tuổi và chưa kết luận được với loratadine. Tuy nhiên, loratadine trong cơ thể được chuyển hóa thành desloratadine nên cũng không thể loại trừ được nguy cơ này. Cơ chế được cho là các thuốc đối kháng thụ thể Histamin H1 và H3 là chất trung gian của quá trình hấp thu năng lượng, làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt ở trẻ em, gây ra tăng cân và béo phì.

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em bị béo phì đang có xu hướng tăng, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa hoặc bệnh về cơ xương khớp về lâu dài. Hơn nữa, béo phì còn có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển về tâm lý, xã hội của trẻ.

Chính vì vậy, khi sử dụng loratadine và desloratadine cho trẻ em, cần lưu ý đến sự thay đổi cảm giác thèm ăn cũng như cân nặng của trẻ.

XEM THÊM:

203 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Allerclear
    Thuốc Allerclear: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Allerclear được biết đến là thuốc dị ứng, thuốc chữa chảy nước mũi hoặc điều trị các phản ứng dị ứng rất hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin về công dụng, lưu ý khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Doltuxil F
    Công dụng thuốc Doltuxil F

    Thuốc Doltuxil F là thuốc giảm đau hạ sốt có thành phần chính là Paracetamol, Dextromethorphan và Loratadine. Thuốc có thể thay thế Aspirin trong một số trường hợp. Vì thế, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân ...

    Đọc thêm
  • Eurodora
    Công dụng thuốc Eurodora

    Thuốc EuroDora được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng từng đợt hoặc dai dẳng, giảm các triệu chứng mày đay tự phát mãn tính (ngứa, phát ban). Vậy cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc ...

    Đọc thêm
  • erolin 120ml
    Tác dụng thuốc Erolin 120ml

    Loratadine là một hoạt chất kháng histamin chọn lọc ở thụ thể H1 ngoại biên. Hoạt chất này có trong nhiều sản phẩm với dạng bào chế khác nhau, trong đó có cả dạng siro uống trong thuốc Erolin 120ml. ...

    Đọc thêm
  • Wal-itin
    Tác dụng của thuốc Wal-itin

    Thuốc Wal-itin có thành phần chính là Loratadine, thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của dị ứng như hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa mũi hoặc cổ họng, ...

    Đọc thêm