Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu được tìm ra như thế nào?

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý viêm ruột mãn tính tác động đến đại tràng với cơ chế bệnh sinh chưa thật sự rõ ràng. Vậy bệnh viêm loét đại tràng chảy máu được tìm ra như thế nào và cơ chế bệnh sinh ra sao?

1. Lịch sử của bệnh lý viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý viêm ruột mãn tính tác động đến đại tràng với cơ chế bệnh sinh chưa thật sự rõ ràng.

Thuật ngữ “viêm loét đại trực tràng chảy máu” được sử dụng lần đầu trong y văn từ giữa thế kỷ XIX bởi bác sĩ Samuel Wilkes khi mô tả một trường hợp phụ nữ trẻ tử vong vì bệnh lý tiêu chảy cấp tính với tổn thương niêm mạc toàn bộ đại tràng lan đến cả đoạn cuối hồi tràng bị loét nặng nề. Một vài năm sau, thuật ngữ này được các nhà giải phẫu bệnh sử dụng trong một vị nghiên cứu mô tả hình ảnh mô bệnh học cho 200 trường hợp bệnh nhân viêm loét đại tràng chảy máu. Tiếp theo đó, Wilkes và Mozon cũng như nhiều nhà khoa học khác đã cố gắng chứng minh sự khác biệt giữa bệnh lý này với lý cũng như ở các bệnh lý nhiễm khuẩn tiêu hóa khác.

W. Hale-White - một bác sĩ người Anh đã mô tả viêm loét đại tràng chảy máu là một tình trạng viêm niêm mạc tiến triển dẫn đến loét ở nhiều mức độ khác nhau từ vùng hồi tràng đến tận ống hậu môn, ít khi có gặp tổn thương ở hồi tràng.

2. Mối liên hệ giữa các triệu chứng lâm sàng và quá trình điều trị

Mối liên hệ giữa các triệu chứng lâm sàng và quá trình điều trị đã bắt đầu được mô tả từ năm 1909 trên 300 bệnh nhân viêm loét đại tràng chảy máu và ghi nhận tỷ lệ tử vong khá cao. Trên 50% bệnh nhân tử vong vì các biến chứng phức tạp như thủng, viêm phúc mạc, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn, tắc mạch phổi, bệnh lý gan, suy dinh dưỡng. Một điểm thú vị mà nghiên cứu đã nêu là tìm ra sự xuất hiện của bệnh lý này trong các gia đình có thành viên mắc bệnh. Tiếp theo đó, nhiều bài báo cáo ca bệnh tại các khu vực trên thế giới ghi nhận tỷ lệ tăng dần phát hiện được viêm loét đại tràng chảy máu cùng như nhiều biểu hiện ngoài đường tiêu hóa phối hợp như viêm gan, tổn thương da, khớp. Năm 1963 - 1964, Edwards và Truelove đã mô tả diễn biến của viêm loét đại tràng chảy máu và tìm ra các yếu tố tiên lượng tử vong bao gồm mức độ nặng, tình trạng lan rộng của tổn thương và tuổi từ 60 trở lên.

Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu được tìm ra như thế nào?
Trên 50% bệnh nhân tử vong vì các biến chứng của viêm loét đại trực tràng chảy máu

3. Lịch sử về cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh của viêm loét đại tràng chảy máu cho đến nay còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Tuy nhiên các yếu tố được xác định có vai trò bao gồm nhiễm khuẩn, yếu tố 70 di truyền, dị ứng và cơ chế tự miễn. Trong đó, cơ chế tự miễn được đề cập lần đầu tiên bởi các tác giả Kirsner và Goldgraberg trong khoảng thời gian 70 từ năm 1930 đến năm 1940, khi ghi nhận những trường hợp khởi phát bệnh liên quan đến dị ứng hoặc các bệnh lý tự miễn và đáp ứng với điều trị steroid.

Đến năm 1959, Broberger và Perlmann tìm thấy sự xuất hiện của các kháng thể e hemagglutinin trong niêm mạc đại tràng của các bệnh nhi mắc viêm loét đại tràng chảy máu. Điều này đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về cơ chế bệnh sinh của viêm loét đại tràng chảy máu. Trong khoảng 70 - 80 năm gần đây, điều trị viêm loét đại tràng chảy máu có nhiều thay đổi và ở phát triển đáng kể giúp giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với sự áp dụng các chế phẩm sinh học, mục tiêu của điều trị
là hướng đến tối ưu hóa và điều trị triệt để bệnh lý này.

4. Viêm loét đại trực tràng chảy máu có phổ biến?

Theo một nghiên cứu phân tích gộp trên 147 nghiên cứu về IBD năm 2017, tỷ lệ mắc viêm loét đại tràng chảy máu thay đổi theo khu vực dao động từ 0,5 - 24,5/ 100.000 người. Tuy nhiên có những vùng như khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam còn thiếu nhiều dữ liệu dịch tễ. Các nghiên cứu theo dõi dọc ở các nước phương Tây ghi nhận trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ mắc bệnh lý này tăng dần và sớm hơn so với Crohn. Tương tự như vậy, ở các nước đang phát triển, viêm loét đại tràng chảy máu hay gặp hơn so với Crohn.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một nghiên cứu đa trung tâm (nghiên cứu ACCESS) đã được tiến hành tại 21 trung tâm ở 12 thành phố thuộc 9 quốc gia trong khoảng một năm từ 2011 - 2012 ghi nhận trong 419 trường hợp IBD mới phát hiện, viêm loét đại tràng chảy máu chiếm 232 ca (55,4%). Tỉ lệ mắc hàng năm và tỉ lệ mắc hiệu chỉnh theo tuổi dao động theo từng quốc gia trong đó tỉ lệ mắc thấp nhất ở một số khu vực của Trung Quốc và Thái Lan

Cũng theo nghiên cứu này, ở khu vực châu Á, tuổi phát hiện mắc viêm loét đại tràng chảy máu nhiều nhất là từ 30 - 34 tuổi và bệnh gặp nhiều hơn ở nam giới chiếm tỉ lệ 57,9%. Khi so sánh tiến triển của bệnh ở bệnh nhân khu vực châu Á và phương Tây, các dữ liệu của một số nghiên cứu cho thấy có vẻ như ở châu Á, bệnh tiến triển nhẹ hơn và ít gặp nhóm bệnh nhân tối cấp hơn so với các nước phương Tây.

Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu được tìm ra như thế nào?
Tỉ lệ nam giới ở khu vực châu Á mắc viêm loét đại trực tràng chảy máu là 57,9%

5. Cơ chế bệnh sinh của viêm loét đại trực tràng chảy máu

Cho đến nay, mặc dù cơ chế bệnh sinh của viêm loét đại tràng chảy máu chưa thật sự rõ ràng, giả thuyết được đề cập đến nhiều nhất là tình trạng bệnh lý do nhiều yếu tố phối hợp tạo ra bao gồm yếu tố di truyền, môi trường, hệ vi sinh đường ruột tác động dẫn đến các đáp ứng viêm không phù hợp.

Các cơ chế đã được xác định bao gồm:

  • Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột với sự suy giảm của các chủng vi khuẩn có lợi, đặc biệt là Firmicutes và Bacteroidetes dẫn đến sự xâm nhập qua lớp nhầy của các vi khuẩn có hại, tăng bộc lộ thụ thể giống Toll TLR-4
  • Tích lũy các tiền chất chứa glycosyl hóa của mucin dẫn đến chất lượng của chất nhầy bài tiết ra ở ruột không đảm bảo (hàng rào bảo vệ bị suy giảm)
  • Tế bào đuôi gai mang kháng nguyên CD10 giải phóng TL27 kích hoạt các tế bào T CD4 và tế bào diệt tự nhiên chưa trưởng thành biệt hóa. Tế bào T CD4 biệt hóa thành T điều hòa và T hỗ trợ Thở sản xuất tiếp ra các chất hoạt hóa bạch cầu ái toan. Tế bào diệt tự nhiên được hoạt hóa sản xuất ra IL-13 có tác dụng phá hủy tế bào biểu mô, biến đổi chức năng vùng nối giữa các tế bào, gây xơ hóa và IL-23 có tác dụng hoạt hóa tế bào Th7 sản xuất IL17 từ đó gây hóa ứng động bạch cầu trung tính
  • Hoạt hóa tế bào B sản xuất các từ kháng thể

6. Biểu hiện lâm sàng của bệnh

Viêm loét đại tràng chảy máu đặc trưng bởi tổn thương viêm lan tỏa và trên bề mặt của niêm mạc đại tràng, bắt đầu từ trực tràng lan lên đến các đoạn khác của đại tràng.
Ruột non thường không thấy tổn thương mặc dù đoạn cuối hồi tràng có thể có tổn thương viêm bề mặt. Dựa vào mức độ lan rộng của tổn thương đại tràng, có thể phân loại viêm loét đại tràng chảy máu thành các thể: Viêm trực tràng (tổn thương khu trú ở trực tràng), viêm đại tràng sigma - trực tràng hoặc đại tràng trái (lan đến góc lách) hoặc viêm đại tràng lan tỏa/toàn bộ. Mức độ lan rộng của tổn thương không chỉ liên quan đến mức độ nặng mà còn ảnh hưởng đến tiền bạc và lựa chọn điều trị. Triệu chứng và diễn biến bệnh liên quan đến mức độ lan rộng và nặng của tổn thương viêm.
Các triệu chứng của bệnh thường tiến triển âm thầm mặc dù bệnh có thể xuất hiện cấp tính sau một đợt viêm đại tràng nhiễm khuẩn hoặc tiêu chảy khi đi du lịch. Tình trạng viêm trực tràng khiến đại tiện ra máu là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh nhân. Mức độ đại tiện ra máu có thể nặng hoặc vừa phải, đại tiện ra máu lẫn nhầy. Bệnh nhân có thể hay buồn đại tiện và mót rặn hoặc tăng số lần đại tiện. Đại tràng tổn thương càng lan rộng thì mức độ tiêu chảy càng nặng, trong khi nếu bệnh nhân chỉ đơn thuần là viêm trực tràng, triệu chứng có thể xen kẽ giữa những đợt táo bón với những đợt đại tiện phân nhầy máu. Đau bụng cơn trước khi đại tiện hoặc cảm giác chướng bụng sẽ gặp khi bệnh tiến triển nặng. Những trường hợp bệnh tiến triển hoặc giai đoạn tối cấp, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như những cơn vã mồ hôi về đêm, sốt, nôn, buồn nôn, gầy sút cân kèm theo tiêu chảy. Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa như ở mắt, da, khớp, gan.

Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị khỏi bệnh hoàn toàn viêm loét đại trực tràng chảy máu. Chỉ có thể điều trị giúp hạn chế bệnh, giảm đau đớn cho bệnh nhân. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress và cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

Ngay khi có triệu chứng, cần đi khám bệnh sớm để được điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng. Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, bạn đọc có thể tin tưởng lựa chọn làm điểm đến để khám và điều trị cho bản thân và gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: NagreF, Gionchetti PR, Eliakim R., De Dombal F.T. (1968), Ulcerative colitis: definition, historical background, Lichtenstein G.R., btv. (2014), Medical Therapy of Ulcerative Colitis, Springer-Verlag, New York.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan