Biến chứng do bệnh giun lươn gây ra

Các bệnh nhiễm ký sinh trùng luôn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, trong đó giun lươn là loài ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong số các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa bởi nó có đặc tính tồn tại rất lâu trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

1. Bệnh giun lươn có nguy hiểm không?

Giun lươn (Strongyloides) là loài ký sinh trùng vào cơ thể qua đường da, sau đó di chuyển xuống ruột ký sinh trong đường tiêu hóa. Kích thước giun lươn rất nhỏ, chỉ khoảng vài chục micro mét đến milimet, có thể tồn tại lâu dài trên vật chủ là người, và trong đất. Khi người tiếp xúc với đất chứa ấu trùng giun lươn, ấu trùng sẽ đi xuyên qua da vào máu, đường hô hấp, tiêu hóa,...sau đó sinh sôi nảy nở và di chuyển khắp mọi nơi trong cơ thể, mang theo vô số vi trùng vào các cơ quan chúng đi qua. Ước tính chu kỳ sống của giun lươn trưởng thành có thể kéo dài đến 5 năm.

Theo các bác sĩ, tất cả các loại giun sán khác như giun đũa, giun móc...đều không nguy hiểm bằng giun lươn vì:

  • Kích thước giun lươn quá nhỏ, không nhìn được bằng mắt thường như các loại giun sán khác.
  • Giun lươn không cần phải ra môi trường bên ngoài vẫn có thể hình thành chu kỳ sinh trưởng, phát triển trong cơ thể bệnh nhân.
  • Tồn tại rất lâu trong cơ thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến những cơ quan mà chúng di chuyển qua như da, hệ tiêu hóa, phổi, thực quản, hạch bạch huyết...
  • Bệnh khó xác định, không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, dễ nhầm với các bệnh lý khác.
giun lươn
Giun lươn là một loài giun rất nguy hiểm

2. Biến chứng do bệnh giun lươn gây ra

Giun lươn gây tổn thương đường ruột, dạ dày, tá tràng và có thể cả ruột non và đại tràng gây nên các biến chứng nguy hiểm như:

Thậm chí vi khuẩn qua đường ruột vào máu cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân.

3. Bệnh giun lươn có lây từ người sang người không?

Hiện nay tỷ lệ nhiễm và tái nhiễm giun lươn khá cao chiếm khoảng 1-2% dân số. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm giun lươn, tuy nhiên nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao bao gồm:

  • Người dùng thuốc ức chế miễn dịch đặc biệt corticoid.
  • Suy dinh dưỡng, nghiện rượu.
  • Đái tháo đường, ghép tạng.
  • Bệnh ác tính về máu.
  • Giảm Gammaglobulin máu.
  • Tăng Ure máu - nhiễm HTLV-1

Hiện nay bệnh giun lươn có phương thức lây truyền chính là qua đường da, niêm mạc. Với hình thức lây nhiễm này, chu kỳ phát triển của giun lươn trong cơ thể người tương tự giun móc hay giun mỏ. Tuy nhiên giun lươn còn có đường truyền nhiễm bất thường khác là chu kỳ ngược dòng. Cụ thể trong một số điều kiện nhất định, ấu trùng giun lươn sẽ dính lại quanh hậu môn và phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ gây tự nhiễm lại cho bệnh nhân.

Nghiện rượu
Người nghiện rượu tăng nguy cơ bị giun lươn

4. Triệu chứng

Bệnh giun lươn thường khó xác định, nhiều trường hợp bị nhiễm giun lươn mà không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, dễ nhầm với các bệnh khác như viêm loét dạ dày, tá tràng, chứng suy nhược cơ thể...Y văn thế giới ghi nhận 80% bệnh nhân bị nhiễm giun lươn tử vong, nguyên nhân chủ yếu là vì chữa nhầm.

Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu nhưng có một số triệu chứng gợi ý như:

  • Bệnh giun lươn thường lan tỏa ở bệnh nhân đang điều trị 1 bệnh lý khác gây nên tình trạng giảm miễn dịch (ví dụ dùng corticoid kéo dài). Biểu hiện bằng đau trướng bụng, biến chứng thần kinh và phổi, nhiễm trùng huyết, có thể dẫn đến tử vong.
  • Bệnh nhân bị xơ gan kéo dài.
  • Có thể xuất hiện các triệu chứng ở phổi (bao gồm hội chứng Loeffler, ho kéo dài, viêm phổi lan tỏa, suy hô hấp)
  • Triệu chứng nhiễm giun nặng: Đau bụng, tiêu chảy nặng, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, liệt ruột.
  • Tổn thương ngoài da (ngứa, sẩn ngứa, phù da, nổi mề đay vùng mông và thắt lưng...)
  • Thiếu máu, xuất hiện các vết bầm máu.
  • Sụt cân nhẹ.

Để chẩn đoán xác định bệnh giun lươn, bệnh nhân có thể thực hiện xét nghiệm phân, xét nghiệm huyết thanh, nội soi, chẩn đoán phân tử PCR...nhằm có kết quả chính xác nhất, từ đó lên kế hoạch điều trị hiệu quả.

Sụt cân là triệu chứng ung thư đại trực tràng
Sụt cân là một dấu hiệu của bị nhiễm giun lươn

5. Phòng ngừa

Hiện nay Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nội dịch của giun lươn, tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam như Long An, Bình Dương và một số tỉnh miền Trung Tây Nguyên. Vì đường lây nhiễm của giun lươn chủ yếu qua da và tiếp xúc với đất, ấu trùng giun lươn nên giun lươn hay gặp ở những người hay tiếp xúc với đất như làm rẫy, làm vườn, trồng cây, có thói quen hay đi chân trần...

Để chủ động phòng bệnh giun lươn, người dân nên chú ý:

  • Vệ sinh môi trường xung quanh.
  • Chủ động tẩy giun định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần.
  • Những người hay tiếp xúc với đất nên đeo găng tay, đi ủng.
  • Tăng cường sức đề kháng cơ thể, tránh mắc bệnh lý gây suy giảm miễn dịch.
  • Tránh ăn đồ tươi sống.
  • Vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan