Polyp thực quản: Khi nào cần phẫu thuật?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Dương Xuân Lộc - Bác sĩ Ngoại Tiêu hóa - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Polyp thực quản là bệnh lý ít gặp, không có triệu chứng rõ rệt. Tùy vào từng loại polyp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định có phẫu thuật hay không.

1. Polyp thực quản là gì?

Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa từ họng đến tâm vị dạ dày, đi trong lồng ngực trước cột sống, bắt đầu từ cơ thắt trên C6 và tận cùng bằng cơ thắt dưới T11. Polyp thực quản là dạng tổn thương do sự tăng sinh của niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc của thực quản tạo thành. So với polyp dạ dày và ruột thì polyp thực quản ít gặp hơn.

Có 2 loại: polyp trong thành thực quản và polyp trong lòng thực quản. Polyp trong thành thực quản phần lớn là tổn thương ở mô đệm, nguồn gốc từ cơ trơn và tổ chức xơ. Polyp trong lòng thực quản là tổn thương ở lớp dưới niêm mạc được bao phủ bởi lớp tế bào vảy bình thường.

thực quản
Polyp thực quản thường ít gặp hơn polyp ở các vùng khác

Các loại polyp thực quản có thể gặp:

  • Polyp ứ đọng glycogen: Hình ảnh mô bệnh học cho thấy biểu mô phủ dày với sự phì đại của tế bào vảy chứa chất glycogen, kết hợp với viêm nhiễm.
  • Tuyến nhờn lạc chỗ: tuyến tiết nhờn trưởng thành nằm sâu trong niêm mạc, hình ảnh nội soi cho thấy các mảng vàng hoặc xám có hình tròn hoặc oval, kích thước từ 1-5mm, đôi khi vài cm.
  • Polyp tế bào vảy: Rất hiếm gặp, có thể nằm ở bất cứ vị trí nào trên thực quản nhưng thường thấy ở đoạn dưới thực quản, hình tròn nhẵn, màu hồng, có cuống, không tiến triển thành ác tính.
  • Polyp do virus HPV: Ít gặp, liên quan đến u nhú ở thanh quản, khí quản, phế quản.
  • Polyp loạn sản: Khối u sùi, kích thước từ vài mm đến 1cm hoặc lớn hơn.
  • Ngoài ra còn các loại polyp thực quản khác như polyp do viêm thực quản trào ngược, polyp u xơ, khối u cơ trơn, khối u thần kinh, khối u tế bào hạt, u hắc tố ác tính, ung thư tế bào vảy hay tế bào tuyến dạng polyp,...

Polyp thực quản thường không có triệu chứng, bệnh nhân thường được phát hiện tình cờ do kiểm tra sức khỏe hoặc khi polyp lớn gây khó nuốt, cảm giác tức vùng ngực lúc ăn.

Khó nuốt
Polyp khiến người bệnh cảm thấy tức vùng ngực khi ăn uống

2. Cách điều trị polyp thực quản

Khi phát hiện có polyp thực quản, dù được chẩn đoán không phải ung thư qua sinh thiết nhưng polyp thực quản có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh nhân nên điều trị sớm và cần được theo dõi chặt chẽ bằng nội soi thực quản có sinh thiết định kỳ hằng năm.

Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và bản chất của polyp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ, với dạng polyp ứ đọng glycogen, tuyến nhờn lạc chỗ thường không cần điều trị, còn với những loại polyp khác thì có thể điều trị bằng một trong những phương pháp như cắt polyp thực quản qua nội soi tiêu hóa, mổ hở hay mổ nội soi cắt polyp....

Việc điều trị polyp thực quản không quá khó khăn, bạn nên điều trị ngay từ khi kích thước polyp còn nhỏ, việc hồi phục sẽ nhanh hơn và ít để lại biến chứng. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang là một trong những cơ sở y tế tốt nhất cả nước với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Môi trường điều trị chuyên nghiệp, sạch sẽ, tiện nghi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan