Trước khi nội soi trực tràng: Có cần nhịn ăn?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Xuân Cường - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nội soi trực tràng là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các bệnh lý liên quan như: Viêm loét, ung thư đại trực tràng... Trước khi nội soi trực tràng, có một số việc cần làm như: tháo thụt phân, làm sạch ruột trước khi nội soi...

1. Trực tràng là gì?

Trực tràng là phần cuối của ruột già, có độ dài khoảng 20-30 cm, đóng vai trò là cầu nối giữa hậu môn và đại tràng. Chức năng chính của trực tràng là lưu giữ chất thải và góp phần tham gia vào quá trình đào thải. Do nhiều yếu tố, trực tràng là cơ quan dễ mắc các bệnh lý như viêm loét, polyp trực tràng, ung thư trực tràng... Để chẩn đoán và phát hiện bệnh ở trực tràng có nhiều phương pháp khác nhau như chụp X-Quang và một số phương pháp đắt tiền khác. Tuy nhiên phương pháp đem lại hiệu quả và chính xác nhất phải kể đến nội soi trực tràng.

U trực tràng: Những điều cần biết
Trực tràng phần cuối của ruột già

2. Nội soi trực tràng như thế nào?

Nội soi trực tràng là phương pháp dùng ống soi loại mềm nhỏ, có gắn camera và đèn đưa vào cơ thể, không làm tổn thương niêm mạc trực tràng. Hình ảnh trong quá trình nội soi trực tràng sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình. Phương pháp này luôn được các chuyên gia đánh giá cao trong việc phát hiện bệnh lý tại trực tràng. Thêm vào đó, chi phí của phương pháp cũng vừa phải, đáp ứng điều kiện kinh tế của nhiều người bệnh.

Về cơ bản, nội soi trực tràng là một thủ thuật nhằm mục đích phát hiện bệnh lý. Việc phát hiện bệnh sớm cũng giúp việc điều trị sau này đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn. Do vậy bệnh nhân cần lựa chọn đúng thời điểm để nội soi.

Người bệnh có thể được chỉ định nội soi trực tràng khi có một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Đau bụng dưới rốn hoặc đau bụng bên trái
  • Đi ngoài ra máu tươi cũng là một dấu hiệu nguy hiểm cần được nội soi nhằm phát hiện sớm bệnh lý
  • Bị đi ngoài tiêu chảy (phân lỏng) hoặc táo bón bất thường
  • Đau rát vùng hậu môn, ống hậu môn hoặc ngoài ống hậu môn có dấu hiệu chảy dịch bất thường
  • Những dấu hiệu bất thường trên ảnh chụp X-Quang hoặc chụp cắt lớp vi tính đại tràng
  • Người từng bị polyp đại tràng, ung thư đại tràng hoặc trong gia đình có tiền sử người thân đã từng mắc các căn bệnh kể trên thì cũng cần thực hiện nội soi để tầm soát

Những biểu hiện trên có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm tại trực tràng. Người bệnh cần nội soi trực tràng càng sớm càng tốt để sớm phát hiện bệnh lý.

Nội soi trực tràng
Nội soi ống tiêu hóa dưới, trực tràng và đại tràng

3. Trước khi nội soi trực tràng cần chuẩn bị gì?

Quá trình nội soi trực tràng thường diễn ra rất nhanh chóng, không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, để chuẩn bị trước nội soi trực tràng bạn phải chuẩn bị một số bước, cụ thể bạn sẽ cần phải làm sạch ruột trước khi nội soi. Bạn sẽ được hướng dẫn làm sạch đại tràng bằng việc sử dụng 1 loại thuốc thụt vào bên trong hậu môn để tháo thụt phân.

Dưới đây là một số việc cần chuẩn bị trước khi thực hiện nội soi trực tràng:

  • Xét nghiệm và tự làm sạch đại tràng

Trước khi nội soi trực tràng, bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm máu cũng như nhận thuốc để làm sạch trực tràng (tháo thụt phân) tại nhà. Để được hướng dẫn chi tiết nhất về cách làm sạch ruột trước khi nội soi, bệnh nhân nên liên hệ với bệnh viện nơi mình thăm khám để được các bác sĩ tư vấn. Quá trình thanh lọc trực tràng có thể kéo dài cho tới khi bạn tới bệnh viện. Do vậy để chuẩn bị tốt nhất nên mang thêm bỉm dành cho người lớn và mang thêm thêm quần áo.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống trước nội soi

Khoảng 3-4 ngày trước nội soi, người bệnh nên ăn nhẹ, dùng các thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa như: bánh mỳ, cơm, rau củ trái cây không hạt, không vỏ, thịt nạc, trứng. Nên tránh những thực phẩm như: thực phẩm giàu chất béo, các loại quả cứng, bỏng ngô, ngũ cốc, trái cây có vỏ hoặc hạt, bông cải xanh, đậu Hà Lan...Đồng thời cũng không nên dùng nước trái cây, nước ngọt và vitamin, thuốc sắt hoặc các chất bổ sung khác. Nên ngưng không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia để tránh làm sai lệch kết quả nội soi.

Khoảng 1 ngày trước khi nội soi, người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước và tránh các loại thức uống có màu như xanh, đỏ và tím (củ dền, gấc..) bởi những loại thực phẩm có màu có thể khiến bác sĩ khó quan sát đại tràng hơn.

Cháo bí ngô
Chế độ ăn lỏng trước nội soi

Khoảng 2 giờ trước khi nội soi, bệnh nhân không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, tuyệt đối nhịn ăn trước nội soi.

  • Lựa chọn hình thức nội soi

Hiện nay, có 2 loại nội soi để bệnh nhân chọn lựa:

  • Nội soi trực tràng không đau (nội soi gây mê)
  • Nội soi trực tràng không gây mê.

Nếu chọn lựa nội soi gây mê, người bệnh cần bố trí một người đi cùng để hỗ trợ đưa về sau khi thực hiện để đảm bảo an toàn. Việc chuẩn bị cẩn thận trước khi nội soi trực tràng có thể gây nhiều bất tiện nhưng bạn nên nhớ rằng: Đây là một lựa chọn thông minh để quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân mình. Bạn càng chuẩn bị tốt, bác sĩ càng quan sát được tình trạng trực tràng rõ ràng và quá trình nội soi sẽ nhanh hơn.

Khám sàng lọc ung thư đường tiêu hoá là biện pháp khoa học và hiệu quả để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa (ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng) và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư đại tràng kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng để đem lại kết quả chính xác nhất có thể. Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư đại tràng bao gồm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết giúp phát hiện sớm bệnh ung thư đại tràng ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Khi đăng ký Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư đại tràng, khách hàng sẽ được:

  • Khám Chuyên khoa Nội tiêu hóa (có hẹn)
  • Thực hiện các xét nghiệm như:
  • Nội soi đại tràng toàn bộ với máy nội soi NBI, có gây mê
  • Nội soi đại tràng chẩn đoán bằng ống soi mềm (với máy NBI, có gây mê).

Thạc sĩ. Bác sĩ Đặng Xuân Cường được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực hồi sức cấp cứu và chống độc tại trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai. Với 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu và chống độc, bác sĩ Cường nguyên là Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu,..tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Tham gia giảng dạy lâm sàng tại trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương. Hiện bác sĩ Cường đang là bác sĩ Hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan