Ý nghĩa xét nghiệm trong tổn thương gan do rượu

Bài viết được viết bởi bác sĩ xét nghiệm Hóa sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Uống rượu nhiều thường xuyên gây hại cho có thể, đặc biệt gây hại cho gan. Xét nghiệm giúp đánh giá mức độ tổn thương/chức năng của gan và hỗ trợ đắc lực cho theo dõi diễn tiến, kết quả của ngừng uống rượu. Xác định bệnh gan do rượu dựa vào 2 nguồn thông tin: bằng chứng về việc uống rượu quá mức và bằng chứng về bệnh gan thể hiện qua các kết quả thăm dò cận lâm sàng/xét nghiệm.

Khi bạn uống rượu, rượu sẽ được hấp thụ vào máu từ dạ dày và ruột. Tất cả máu từ dạ dày và ruột đều đi qua gan trước khi lưu thông vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể. Vì vậy, nồng độ của rượu sẽ cao nhất của khi máu chảy qua gan. Tế bào gan có chứa men tham gia quá trình chuyển hóa rượu.

Các men này chuyển rượu thành nước và carbon dioxide, sau đó đào thải thông qua nước tiểu và hơi thở. Các tế bào gan chỉ có thể phân giải một số lượng rượu nhất định mỗi giờ. Nếu uống một lượng rượu nhỏ (1-2 đơn vị/ngày) có thể tốt cho tim mạch (rượu vang đỏ). Nếu lượng rượu uống vượt quá tốc độ làm việc của gan thì nồng độ cồn trong máu tăng lên và gây hại cho nhiều có quan/bộ phận của cơ thể, đặc biệt gây hại cho gan.

Nghiện rượu
Rượu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan

1. Những tổn thương gan do rượu

Gan đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể do nó đảm nhiệm nhiều chức năng (Dự trữ Glycogen và tham gia ổn định glucose máu, tham gia chuyển hóa chất béo và protein từ thức ăn, sản xuất các protein tham gia quá trình đông máu (các yếu tố đông máu), sản xuất mật đưa đến ruột và giúp tiêu hóa chất béo, chuyển hóa một số loại thuốc, loại bỏ chất độc bao gồm cả rượu ra khỏi cơ thể).

Do đóng vai trò chính trong thực hiện nhiệm vụ đào thải “chất cồn/rượu” ra khỏi cơ thể, nên gan cũng là cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên khi cơ thể tiêu thụ lượng cồn quá mức ba loại tổn thương gan do rượu đã được nêu gồm: gan nhiễm mỡ, viêm ganxơ gan. Ở người uống rượu/bia nhiều và thường xuyên, những bệnh lý này có thể xảy ra đồng thời ở cùng một người.

1.1. Gan nhiễm mỡ

Ở hầu hết những người thường xuyên uống rượu nhiều, xảy ra hiện tượng tích tụ chất béo trong các tế bào gan. Gan nhiễm mỡ thường không nghiêm trọng và không gây ra triệu chứng, thường sẽ tự hồi phục nếu ngừng uống nhiều rượu. Tuy nhiên, một số trường hợp gan nhiễm mỡ vẫn tiến triển và gây viêm gan khi đã ngừng uống hoặc không uống nhiều nữa.

Gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy cơ dẫn đến xơ gan
Gan nhiễm mỡ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

1.2. Viêm gan do rượu

Là tình trạng viêm của tế bào gan đào thải rượu. mức độ viêm của gan thể khác nhau. Tình trạng viêm nhẹ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Có thể chỉ gây bất thường men gan và được phát hiện bằng xét nghiệm máu.

Viêm gan thể nặng hơn có thể gây ra các triệu chứng như: buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng trên bên phải, vàng da, vàng mắt. Xét nghiệm thấy tăng nồng độ bilirubin.

Viêm gan do rượu thể tối cấp có thể nhanh chóng dẫn đến suy gan. Biểu hiện vàng da nặng, rối loạn đông máu, lú lẫn, hôn mê và xuất huyết tiêu hóa. Thường gây tử vong.

1.3. Xơ gan do rượu

Xơ gan do rượu đã và đang là 1 trong những nguyên nhân gây xơ gan. Khoảng 1 trong 10 người nghiện rượu nặng cuối cùng sẽ tiến triển xơ gan. Xơ gan thường xảy ra sau hơn 10 năm uống rượu nhiều. Ở người uống nhiều rượu, xơ gan có thể diễn biến sau những đợt viêm gan do rượu, nhưng cũng có trường hợp bị xơ gan mà trước đó không phát hiện bị viêm gan do rượu.

Hiện tại vẫn chưa giải thích được vì sao có một số người tế bào gan lại dễ bị tổn thương do rượu và dễ tiến triển tới viêm gan hay xơ gan. Nhưng càng uống rượu nhiều và thường xuyên thì càng có nhiều nguy cơ dẫn tới viêm gan và/ hoặc xơ gan.

Xơ gan
Rượu là nguyên nhân chính gây xơ gan

2. Ý nghĩa xét nghiệm chẩn đoán bệnh gan do rượu

Trước tiên, cần phải biết là không có xét nghiệm nào được cho là đặc hiệu để chẩn đoán bệnh gan do rượu. Điều quan trọng là người có thời gian dài uống nhiều rượu hoặc thấy có những bất thường về sức khoẻ nghi ngờ là do rượu gây ra thì có thể sử dụng các thăm dò hoặc xét nghiệm sau đây để đánh giá và theo dõi tình trạng của gan.

2.1. Các xét nghiệm đánh giá chức năng /tổn thương gan do rượu

  • Đo hoạt độ GOT, GPT

Men transaminase (AST/GOT, ALT/GPT) có nhiều ở gan và cũng có mặt ở tế bào các mô khác. Tổn thương ở gan cho dù là do nguyên nhân gì cũng làm tăng men transaminase. Tuy nhiên, hoạt độ men transaminase thường chỉ tăng ở mức trung và hiếm khi cao hơn 4 lần giới hạn trên của mức bình thường. Đồng thời, tỉ lệ hoạt độ men GOT/GPT đã được nêu là có ý nghĩa trong việc phân biệt nguyên nhân tổn thương gan.

Transaminase tăng và tỷ lệ GOT/GPT: >2 gợi ý tổn thương gan do rượu;

< 1 gợi ý tổn thương gan không do rượu.

  • Đo hoạt độ GGT

Men Gamma- glutamyl transpeptidase (GGT) tăng trong tắc mật và uống rượu quá mức. Cũng có khoảng 1/3 số người nghiện rượu nặng được phát hiện là không tăng hoạt độ GGT.

Hoạt độ GGT cũng tăng trong 1 số bệnh liên quan đến gan, sử dụng 1 số loại thuốc và các bệnh ngoài gan như viêm phổi và viêm tụy, người béo phì và người cao tuổi. GGT không phải là xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán lạm dụng rượu, tuy nhiên, hoạt độ GGT được sử dụng rộng rãi như 1 marker kết hợp với tiền sử uống rượu để đánh giá lạm dụng rượu.

Đo hoạt độ GGT
Đo hoạt độ GGT giúp đánh giá chức năng /tổn thương gan do rượu

Thường thì uống rượu nhiều liên tục dẫn đến GGT tăng, trong khi chỉ một đợt uống rượu nhiều không làm tăng GGT. Tăng GGT gấp 2-4 lần thường được thấy ở những người uống nhiều rượu, nhưng có thể thấy tăng gấp 20 lần mức bình thường. Trường hợp tăng GGT do uống rượu quá mức, hoạt độ GGT thường trở về mức bình thường khi ngừng uống rượu ≥ 3 tháng (trừ khi có bệnh gan khác từ trước).

  • Định lượng Albumin máu: nồng độ albumin máu thường thấp, phản ánh chức năng tổng hợp của gan kém. Albumin máu thấp cũng có thể là kết hợp của tình trạng dinh dưỡng /hấp thu kém.
  • Xét nghiệm đông máu: thời gian PT (prothrombin), INR tăng, phản ánh chức năng tổng hợp của gan kém.
  • Định lượng Bilirubin máu: trong bệnh gan do rượu Bilirubin máu tăng do tắc nghẽn đường dẫn mật (do viêm gây phù nề hoặc tổn thương xơ hóa gây chít hẹp đường dẫn mật).
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể thấy giảm số lượng tế bào máu (Bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu).
  • Một số xét nghiệm hóa sinh khác có thể được sử dụng để phối hợp đánh giá như men Phosphatase kiềm (ALP), lactat dehydrogenase (LDH),...

2.2. Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính/chụp cộng hưởng từ) để đánh giá tổn thương gan (không phân biệt nguyên nhân do rượu hay nguyên nhân khác)

Siêu âm giúp loại trừ tắc mật hoặc để đánh giá cổ trướng tiềm lâm sàng. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch hoặc MRI có thể được chỉ định trong những trường hợp được lựa chọn để đánh giá những bệnh nhân có tuần hoàn bàng hệ, những tổn thương choán chỗ ở gan hoặc bệnh đồng phát của tụy

chup-ct-mri-trong-chan-doan-viem-ruot-thua-3
Có thể chẩn đoán bệnh lý về gan do rượu thông qua chụp MRI

2.3. Sinh thiết gan

2.4. Nội soi dạ dày thực quản để kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản (hậu quả của xơ gan)

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ , hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: