Cách trái tim hoạt động và bơm máu khắp cơ thể

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tim là cơ quan tuyệt vời, bởi vì nó có thể bơm oxy và máu giàu dinh dưỡng đi khắp cơ thể để duy trì sự sống. Một ngày nó hoạt động tới 100,000 lần, mỗi mỗi bơm từ 5 đến 6 lít máu (hay 2,000 gallon mỗi ngày).

1. Hoạt động tim bơm máu như thế nào?

Khi co bóp, tim sẽ bơm máu qua hệ thống mạch máu được gọi là hệ tuần hoàn. Mạch máu là các ống cơ có tính đàn hồi mang máu đến mọi bộ phận của cơ thể.

Máu là thành phần không thể thiếu cho sự sống của cơ thể. Ngoài việc mang oxy tươi từ phổi và các chất dinh dưỡng đến các mô của cơ thể, thì máu còn vận chuyển các chất thải của cơ thể bao gồm carbon dioxide đi ra khỏi các mô của cơ thể. Quá trình này là cần thiết để duy trì sự sống cũng như tăng cường sức khoẻ của tất cả các bộ phận của cơ thể.

ba loại mạch máu chính:

  • Động mạch. Bắt đầu với động mạch chủ, là động mạch lớn nhận máu từ buồng tim trái tống ra. Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến tất cả các mô của cơ thể. Sau đó chúng phân nhánh nhiều lần, ngày càng nhỏ hơn để vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể.
  • Mao mạch. Đây là những mạch máu nhỏ, mỏng nối liền giữa động mạch và tĩnh mạch. Thành mao mạch mỏng để cho phép oxy, chất dinh dưỡng, cacbon dioxide và các chất thải khác dễ dàng đi vào hoặc ra từ các tế bào của các cơ quan trong cơ thể.
  • Tĩnh mạch. Đây là hệ thống mạch máu đưa máu về tim. Máu tĩnh mạch có hàm lượng oxy thấp hơn và chứa nhiều chất thải sẽ được đào thải hoặc loại bỏ ra khỏi cơ thể. Kích thước tĩnh mạch lớn dần hơn khi đến gần buồng tim. Tĩnh mạch chủ trên là tĩnh mạch lớn đưa máu từ đầu và cánh tay đến tim. Còn các tĩnh mạch chủ dưới đưa máu từ bụng và chân trở về tim.

Chiều dài của hệ thống mạch máu (bao gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) là hơn 60,000 dặm. Với chiều dài này có thể đủ để đi vòng quanh thế giới hơn hai lần.

2. Vị trí và cấu tạo của tim

Tim nằm trong lồng xương sườn ở bên trái xương ức và giữa 2 phổi. Nhìn từ bên ngoài có thể thấy tim được cấu tạo bởi các lớp cơ. Các lớp cơ tim này co bóp mạnh mẽ bơm máu đến khắp cơ thể.

Trên bề mặt của tim, có các động mạch vành, cung cấp máu giàu oxy cho chính cơ tim. Các mạch máu chính đi vào tim là tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch phổi. Động mạch phổi ra khỏi tim và mang máu nghèo oxy đến phổi. Động mạch chủ mang máu giàu oxy đến các phần còn lại của cơ thể.

Ở bên trong, trái tim là một cơ quan gồm 4 khoang rỗng. Buồng tim trái và phải được chia ra bởi vách ngăn bằng cơ. Hai buồng tim phía trên được gọi là tâm nhĩ, là nơi nhận máu từ tĩnh mạch. Còn hai buồng dưới được gọi là tâm thất, là nơi bơm máu vào hệ thống động mạch.

Tim có cấu tạo 4 khoang rỗng
Tim có cấu tạo 4 khoang rỗng

Tâm nhĩtâm thất làm việc cùng nhau, co bóp và thư giãn để bơm máu ra khỏi tim. Khi máu rời khỏi mỗi buồng tim, nó đi qua một van. Trong trái tim có 4 van tim: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủvan động mạch phổi. Van ba lávan hai lá nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất. Các van động mạch chủ và van động mạch phổi nằm giữa tâm thất và các mạch máu chính rời khỏi tim.

Các van này hoạt động tương tự như van một chiều trong hệ thống nước. Chúng ngăn cho máu chảy sai hướng. Mỗi van có một bộ nắp. Van hai lá có hai nắp, còn những van khác có ba nắp. Các nắp này được gắn vào và được hỗ trợ bởi một vòng mô xơ cứng gọi là vòng van. Những vòng van này giúp duy trì hình dạng thích hợp của van.

Các nắp của van hai lá và van ba lá cũng được hỗ trợ bởi các dãi xơ, cứng gọi là dây chằng cột cơ. Nắp này tương tự như một chiếc dù, chúng kéo dài từ các lá van đến các cơ nhỏ (cơ nhú) là một phần của vách bên trong tâm thất.

3. Chu trình bơm máu qua tim

Buồng tim phải và trái làm việc dồng bộ với nhau. Quá trình này lặp đi lặp lại, khiến máu chảy liên tục đến tim, phổi và cơ thể.

3.1 Tim phải

Máu đi vào tim thông qua hai tĩnh mạch lớn, tĩnh mạch chủ dưới và trên, chứa máu nghèo oxy từ cơ thể vào tâm nhĩ phải của tim. Khi tâm nhĩ co, máu từ tâm nhĩ phải vào tâm thất phải thông qua van ba lá.

Khi tâm thất đầy, van ba lá đóng lại, điều này sẽ ngăn không cho máu chảy ngược vào tâm nhĩ trong thì tâm thất co. Khi tâm thất co, máu rời khỏi tim qua van động mạch phổi, vào động mạch phổi và đi vào phổi. Tại phổi, máu được oxy hoá và sau đó quay trở lại tâm nhĩ trái qua các tĩnh mạch phổi.

3.2. Tim trái

Các tĩnh mạch phổi chuyển máu đã được làm giàu oxy vào tâm nhĩ trái của tim. Khi tâm nhĩ co, máu chảy từ tâm nhĩ trái vào tâm thất trái thông qua van hai lá.

Khi tâm thất đầy, van hai lá đóng lại, điều này sẽ giúp ngăn không cho máu chảy ngược vào tâm nhĩ trong thì tâm thất co. Khi tâm thất co, máu rời khỏi tim qua van động mạch chủ và đi vào cơ thể.

4. Sự di chuyển của máu qua phổi

Khi máu đi qua van động mạch phổi để vào phổi, gọi là tuần hoàn phổi. Từ van động mạch phổi, máu sẽ đi đến động mạch phổi và tiếp đó là các mao mạch nhỏ trong phổi. Tại đây, oxy từ các phế nang trong phổi sẽ xuyên qua thành mao mạch để vào máu. Đồng thời, carbon dioxide, là chất thải của quá trình trao đổi chất, đi từ máu vào phế nang. Còn carbon dioxide sẽ đi ra khỏi cơ thể qua hoạt động thở. Khi máu đã được thanh lọc và oxy hoá, thì nó sẽ quay trở lại tâm nhĩ trái thông qua tĩnh mạch phổi.

5. Động mạch vành của tim

Giống như tất cả các cơ quan khác, tim được cấu tạo từ các mô đòi hỏi phải được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Mặc dù, các buồng của tim chứa đầy máu, nhưng tim không nhận được sự nuôi dưỡng nào từ máu. Trái tim nhận được nguồn cung cấp máu của chính nó từ một mạng lưới các động mạch được gọi là động mạch vành.

Động mạch vành cung cấp máu cho tim
Động mạch vành cung cấp máu cho tim

Hai động mạch vành lớn xuất phát từ động mạch chủ gần điểm nối giữa động mạch chủ và tâm thất trái: Động mạch vành phải cung cấp máu cho tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Động mạch vành phải chia thành nhánh liên thất sau và nhánh sau thất trái cung cấp máu cho phần sau của tâm thất trái và phía sau vách liên thất.

Động mạch vành trái gồm động mạch mũ và động mạch liên thất trước. Động mạch mũ cung cấp máu cho tâm nhĩ trái, và phía sau tâm thất trái; động mạch liên thất trước cung cấp máu cho phần trước và dưới cùng của tâm thất trái cũng như phần trước của vách liên thất.

Bệnh động mạch vành thường xảy ra khi các mảng bám tích tụ trong lòng động mạch làm cản trở cung cấp máu cần thiết cho cơ tim, khi đó một phần các mạch máu nhỏ trong tim sẽ bị tắc nghẽn.

6. Sự hoạt động của tim

Tâm nhĩ và tâm thất hoạt động cùng nhau, xen kẽ và thư giãn để bơm máu qua tim. Hệ thống điện của tim là nguồn năng lượng giúp thực hiện quá trình này.

Nhịp tim được kích hoạt bởi các xung điện truyền xuống từ con đường đặc biệt xuyên qua tim. Xung điện này bắt đầu từ trong một bó nhỏ các tế bào chuyên biệt gọi là nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải. Nút này được gọi là máy tạo nhịp tim tự nhiên. Xung điện lan truyền qua vách liên nhĩ và khiến tâm nhĩ co lại. Một cụm tế bào nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất gọi là nút nhĩ thất - nó giống như cái cổng làm chậm tín hiệu điện trước khi đi vào tâm thất. Sự chậm trễ này giúp cho tâm nhĩ có thời gian co bóp trước khi tâm thất hoạt động.

Mạng lưới His-Purkinje là hệ thống các sợi chuyển xung điện đến vách liên thất và cơ tâm thất, và làm cho tâm thất co lại.

Khi nghỉ ngơi, trái tim bình thường sẽ đập khoảng 50 đến 99 lần một phút. Nhịp tim có thể nhanh hơn 100 lần/phút khi tập thể dục, cảm xúc thay đổi, sốt và sử dụng một số loại thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

56.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan