Tràn dịch màng tim: Nguyên nhân và dấu hiệu phân biệt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tràn dịch màng tim xảy ra khi dịch màng tim bị phong tỏa hoặc khi có sự xuất hiện của máu trong khoang màng tim và có thể dẫn tới viêm màng ngoài tim. Nếu cảm thấy đau ngực kéo dài, thở khó khăn hoặc đau đớn, hoặc nếu có ngất không giải thích được kèm theo triệu chứng tràn dịch màng ngoài tim thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị kịp thời hiệu quả.

1. Tràn dịch màng tim

Tràn dịch màng tim là sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong lớp màng đôi có cấu trúc như túi rỗng bao xung quanh tim đặt áp lực lên tim làm giảm chức năng tim. Khi màng tim bị tổn thương, quá trình viêm tại chỗ sẽ làm tăng lượng dịch trong khoang màng tim. Trong một số trường hợp, dịch có thể tăng lên mà không có hiện tượng viêm, như trong chảy máu sau chấn thương ngực.

Tràn dịch màng ngoài tim là biểu hiện thường gặp của bệnh màng ngoài tim nguyên phát hoặc liên quan đến nhiều quá trình bệnh lý của cơ thể. Mức độ nghiêm trọng của tràn dịch phụ thuộc vào tình trạng bệnh nền và khả năng ảnh hưởng đến huyết động của bệnh nhân. Nếu không chữa trị, tràn dịch màng ngoài tim có thể gây ra suy tim hoặc tử vong.

Màng ngoài tim bình thường có 2 lớp, gồm lá tạng và lá thành, tạo thành một khoang ảo chứa khoảng 15 đến 35 mL dịch. Dịch màng ngoài tim bình thường là vật liệu siêu lọc huyết tương và đặc trưng là có nồng độ Protein thấp và trọng lượng riêng thấp. Màng ngoài tim lá thành là cấu trúc dạng sợi không đàn hồi có thành phần chủ yếu từ Collagen bám vào các mạch máu lớn và các cấu trúc khác của lồng ngực để duy trì sự ổn định của tim. Lớp màng này cũng hoạt động như rào cản nhiễm trùng.

Các thuộc tính bán cứng của màng ngoài tim kiềm chế quá trình đổ đầy tim và thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau của tâm thất. Trong các điều kiện bình thường, thể tích dự trữ của màng ngoài tim tồn tại để đáp ứng với thay đổi sinh lý trong các điều kiện làm đầy tâm thất. Tuy nhiên, nếu vượt quá thể tích dự trữ, áp suất màng ngoài tim tăng nhanh và hạn chế đáng kể quá trình làm đầy tim.

Màng ngoài tim tương đối không đàn hồi có thể giãn ra dưới các điều kiện gắng sức mạn tính như giãn tâm thất trái hoặc tràn dịch màng ngoài tim tích tụ từ từ, mặc dù sau khi mối quan hệ áp suất – thể tích màng ngoài tim đạt đến giai đoạn không phù hợp, khả năng giãn nở bị hạn chế và các mức tăng nhỏ về thể tích cũng khiến tăng đáng kể áp lực màng ngoài tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình làm đầy tâm thất.

2. Phân loại tràn dịch màng tim

Cơ chế tích tụ dịch bất thường phụ thuộc vào bệnh căn tiềm ẩn, nhưng thường do tổn thương màng ngoài tim và có thể được phân loại là cấp tính hoặc mạn tính, và ít hoặc nhiều. Tràn dịch mạn tính được xác định là tràn dịch kéo dài trong >3 tháng; và tràn dịch cấp tính là <3 tháng. Mức độ tràn dịch được xác định khác nhau. Tuy nhiên, khi tổng khoảng trống siêu âm trước và sau vượt quá 20mm, tràn dịch thường được xem là nhiều.

Dịch có thể là huyết thanh, mủ, máu, nhũ trấp hoặc có huyết thanh lẫn máu, nhưng bản chất của tràn dịch đóng góp rất ít vào đặc trưng của căn nguyên gây bệnh. Tràn dịch được phân loại là dịch thấm hoặc dịch tiết. Tràn dịch tiết có thể vô căn, do tai biến y khoa hoặc do nhiễm trùng, bệnh ác tính, chấn thương, bệnh tim phổi và tự miễn. Nguyên nhân của tràn dịch tiết là viêm màng ngoài tim cấp hoặc mạn tính, có nồng độ Protein cao.

Ép tim xảy ra khi áp suất màng ngoài tim tăng và hạn chế quá trình đổ đầy tim. Mức độ nặng của chèn ép tim được xác định bằng chính ảnh hưởng của nó lên cung lượng tim và huyết động, nhưng ngay cả khi không biểu hiện hạ huyết áp, ép tim cũng là tình trạng nghiêm trọng có thể tiến triển nhanh chóng và cần đánh giá khẩn cấp. Tràn dịch mức độ ít và được cho là tràn dịch thấm không có khả năng gây nguy hại lâm sàng đáng kể

Tràn dịch màng ngoài tim mạn tính có thể có các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng tương tự như co thắt màng ngoài tim. 2 tình trạng này có thể cùng tồn tại, hoặc co thắt có thể phát triển thành một hậu quả của nguyên nhân gây tràn dịch màng ngoài tim, đặc biệt là sau viêm màng ngoài tim do lao hoặc sau phẫu thuật tim. Có thể khó phân biệt 2 tình trạng này và cần các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến.

Siêu âm màng ngoài tim là phương pháp quan trọng và không thể thay thế giúp đánh giá, chẩn đoán chính xác tất cả các trường hợp tràn dịch màng ngoài tim và cung cấp cho lâm sàng những thông tin quan trọng về khối lượng dịch cũng như tác động của dịch màng ngoài tim đối với huyết động của hệ thống tuần hoàn.

Tràn dịch màng tim
Tràn dịch màng tim là gì?

3. Các dấu hiệu của bệnh tràn dịch màng tim

Người bệnh có thể gặp tràn dịch màng tim điển hình không triệu chứng, nhất là khi lượng dịch tăng từ từ. Trong các trường hợp tràn dịch màng tim có xuất hiện triệu chứng thì các dấu hiệu thường thấy là khó thở, đặc biệt khi nằm, đau ngực, thường là sau xương ức hoặc ngực trái, nặng ngực, đau tức ngực.

Triệu chứng tràn dịch màng ngoài tim có thể như khó thở, khó thở khi nằm xuống (orthopnea), đau ngực thường là phía sau xương ức hoặc bên trái của ngực thường cảm thấy tồi tệ hơn khi hít thở và cảm thấy tốt hơn khi ngồi lên, ho, đau ngực khi thở đặc biệt là khi hít hoặc nằm xuống, ngất xỉu hoặc chóng mặt, sốt nhẹ, tim đập nhanh, cảm giác lo lắng, có thể có tràn dịch màng ngoài tim đáng kể và không trải nghiệm dấu hiệu hoặc triệu chứng nếu các chất lỏng tăng từ từ.

Tràn dịch màng tim
Khó thở, khó thở khi nằm là dấu hiệu điển hình của tràn dịch màng tim

4. Nguyên nhân gây ra bệnh tràn dịch màng tim

Tràn dịch màng tim xảy ra khi dịch màng tim bị phong tỏa hoặc khi có sự xuất hiện của máu trong khoang màng tim (từ chấn thương ngực) và có thể dẫn tới viêm màng ngoài tim. Trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể không xác định được.

Các yếu tố nguy cơ gây ra tràn dịch màng tim như viêm màng ngoài tim sau phẫu thuật hoặc cơn đau tim, bệnh tự miễn như bệnh Lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp, khối u di căn như ung thư phổi, ung thư vú, u sắc tố melanin, ung thư bạch cầu, lymphôm không Hodgkin hay bệnh Hodgkin, ung thư màng ngoài tim, xạ trị cho bệnh ung thư nếu tim trong khu vực bức xạ (tim nằm trong vùng xạ trị), hóa trị, chất độc trong máu không được lọc do suy thận, vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, chấn thương kín hoặc vết thương thấu ngực gần tim, các loại thuốc điều trị cao huyết áp, lao, động kinh

Tràn dịch màng tim
Trong một số trường hợp có thể không xác định được nguyên nhân gây tràn dịch màng tim

5. Biến chứng tràn dịch màng tim

Màng ngoài tim có thể chứa chỉ một số lượng hạn chế các chất lỏng dư thừa mà không gây ra vấn đề. Các lớp bên trong của màng ngoài tim được làm bằng một lớp tế bào dính vào tim. Lớp ngoài dày hơn và hơi đàn hồi. Khi có quá nhiều chất lỏng tích tụ, màng ngoài tim ép vào tim. Khi tràn dịch màng ngoài tim gây áp lực lên tim, các buồng bơm của tim không hoàn toàn lấp đầy, và một hoặc nhiều buồng tim có thể bị sụp. Tình trạng này, được gọi là chèn ép, nguyên nhân gây lưu thông máu kém và không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Chèn ép tim là một tình trạng đe dọa tính mạng nếu không chữa trị.

Điều trị tràn dịch màng ngoài tim sẽ phụ thuộc vào mức độ tràn dịch nghiêm trọng hay chưa, nguyên nhân gây ra tràn dịch màng ngoài tim và khả năng biến chứng có thể gặp phải ở người bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Nếu cảm thấy đau ngực kéo dài hơn một vài phút, nếu thở khó khăn hoặc đau đớn, hoặc nếu có ngất không giải thích được, khó thở, mệt mỏi kèm theo triệu chứng tràn dịch màng ngoài tim khác thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị kịp thời hiệu quả.

Để giúp người bệnh xác định nguyên nhân, biến chứng và cấp độ tràn dịch màng tim, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói Sàng lọc tim mạch - Khám cơ bản tim mạch, dành cho các đối tượng: Chân tay lạnh; Tim đập nhanh; Thở gấp; Lo lắng, mất ngủ; Đau vai, cổ tay; Mệt mỏi không rõ nguyên nhân; Ra mồ hôi trộm, khó tiêu; Sưng phù chân; Thường xuyên đau nửa đầu; Có cảm giác đau thắt khi đi bộ; Gia đình có người mắc bệnh tim...

Những ưu điểm khi khám sàng lọc tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

  • Đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân, mang đến hiệu quả cao trong điều trị khám chữa bệnh;
  • Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp;
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả;
  • Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

71.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan