Tối qua bạn mất ngủ đừng làm điều này vào hôm sau

Nếu tối qua bạn bị mất ngủ, khả năng sáng hôm sau cơ thể bạn sẽ mệt mỏi và thiếu sức sống. Tuy nhiên, thực hiện một vài điều sau đây sẽ khiến bạn có được một giấc ngủ ngon vào tối nay cũng như hạn chế tối đa tình trạng mất ngủ vào những ngày tiếp theo.

1. Không nên kéo dài thời gian ngủ nếu phải dậy sớm

Trên thực tế, việc kéo dài thêm một chút thời gian để ngủ vào buổi sáng không giúp cung cấp thêm năng lượng cho bạn. Do đó, nếu thực sự không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, bạn nên thức dậy đúng giờ. Bởi nếu không, chính bạn đang rút ngắn đi thời gian chuẩn bị bữa sáng cho bản thân. Điều này càng khiến bạn thêm mệt mỏi.

2. Ngủ bù

Bạn được nghỉ buổi sáng. Bạn có thể ngủ bù đến trưa, sau một đêm không ngon giấc. Nghe thì có vẻ hấp dẫn, nhưng đây là một ý tưởng tồi. Bạn nên đặt “đồng hồ bên trong” cơ thể khi bạn đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Do đó, bạn nên tuân thủ thói quen đó, ngay cả khi bạn không ngủ ngon. Điều này sẽ giúp chu kỳ giấc ngủ của bạn trở lại đúng hướng.

3. Không nên uống quá nhiều caffein

Làm sao để ngủ ngon? Đó chính là không nên uống quá nhiều hay lạm dụng caffein. Nên tránh sử dụng cà phê và các loại thức uống có chứa caffein khác gần giờ đi ngủ, bởi điều này có thể khiến bạn mất ngủ. Song bạn có thể uống một ly cà phê vào buổi sáng, vì nó có thể giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn. Đối với một số người, việc bỏ qua ly cà phê buổi sáng sẽ khiến họ trở nên mệt mỏi hơn, dễ cáu kỉnh và đau đầu.

Cà phê và Caffeine
Cà phê có thể khiến bạn khó ngủ thậm chí mất ngủ

4. Không nên uống rượu

Uống rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng sau một vài giờ, khi cơ thể đã xử lý rượu, nó sẽ đánh thức bạn. Và chất lượng giấc ngủ bạn nhận được sau khi uống một vài ly rượu trở nên kém đi.

5. Melatonin

Cơ thể chúng ta tạo ra nó một cách tự nhiên với lượng vừa đủ. Đối với những người đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng melatonin để có được một giấc ngủ ngon. Đối với những người bị co giật hay mắc các bệnh tự miễn dịch, trầm cảm cũng nên tránh xa sản phẩm này. Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn bị tiểu đường hoặc huyết áp cao.

Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể bổ sung từ 1- 3 miligam trong vòng 2 giờ trước khi đủ ngủ sau một đêm mất ngủ. Nó không giúp bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ ngủ.

6. Hút thuốc

Như bạn đã biết, hút thuốc có hại cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang hút thuốc và đang cố gắng có một giấc ngủ ngon, hãy cố gắng không thực hiện điều đó quá gần giờ đi ngủ. Cũng giống với việc sử dụng caffeine, thuốc lá là một chất kích thích có thể khiến bạn không ngủ được. Nói chuyện với bác sĩ về các cách hiệu quả để bỏ thuốc lá.

7. Lướt Internet

Ánh sáng xanh từ điện thoại thông minh, máy tính hoặc máy tính bảng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Trước khi đi ngủ không nên cầm điện thoại, nên để cho phòng ngủ được yên tĩnh.

8. Không nên uống quá nhiều nước

Uống đủ nước sẽ khiến bạn không bị thức giấc giữa đêm vì khát. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước, việc đi tiểu quá nhiều vào ban đêm cũng sẽ dễ khiến bạn bị mất ngủ. Và tất nhiên, bạn cũng nên tránh uống rượu và cafein gần với giờ đi ngủ.

9. Đưa ra quyết định quan trọng

Nếu không có được một giấc ngủ ngon, khả năng phán đoán của bạn sẽ giảm dần. Các tế bào não làm việc quá sức không thể tập hợp các suy nghĩ lại với nhau hoặc ghi nhớ thông tin cơ bản. Ngay cả hiểu biết cơ bản của bạn về một sự kiện khi nó xảy ra cũng có thể khác. Vì vậy, bạn nên đưa ra những quyết định quan trọng khi có được một đêm ngon giấc bởi lúc này bạn hoàn toàn tỉnh táo.

10. Không nên căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng và lo lắng sẽ khiến bạn khó có được một giấc ngủ ngon. Do đó, bạn hãy thả lỏng cơ thể và thư giãn khi giờ ngủ đến gần. Nên tắt hết đèn trong phòng ngủ và giữ yên tĩnh.

ngủ ngon
Thả lỏng cơ thể và tắt hết đèn trước khi đi ngủ

11. Ngủ trưa quá nhiều

Chợp mắt 20 phút vào buổi trưa sẽ rèn luyện khả năng chú ý và kỹ năng vận động của bạn. Tư duy sáng tạo của bạn có thể được cải thiện nếu bạn ngủ trong vòng 90 phút. Hãy nhớ rằng một giấc ngủ ngắn dài bất kỳ, đặc biệt là vào cuối ngày, có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào buổi tối. Điều đó dẫn đến một vòng luẩn quẩn của tình trạng mất ngủ vào ban đêm và thói quen ngủ lộn xộn.

12. Tập thể dục không đúng thời điểm

Tập thể dục không đúng thời điểm, nhất là thực hiện điều này quá gần giờ đi ngủ sẽ khiến cơ thể tạo ra cortisol. Đây là loại hormone giúp bạn tỉnh táo hơn. Nó chỉ tốt khi bạn đang cố gắng thức dậy để làm việc và không tốt khi bạn đang cố ngủ lại.

Để cải thiện giấc ngủ và giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn, bạn nên luyện tập thể dục đúng thời điểm. Nếu phải tập thể dục vào buổi chiều hoặc buổi tối, hãy cố gắng thực hiện ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ.

Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc, làm gì khi mất ngủ? Đối với cơ thể, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Đôi khi, mất ngủ là điều đương nhiên và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, khiến tâm trạng và thói quen của bạn thay đổi, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra hướng điều trị hiệu quả.

Bạn có thể thăm khám tại chuyên khoa Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị mất ngủ mãn tính chính xác nhất. Phòng khám với cơ sở vật chất hiện đại, đẳng cấp quốc tế, giúp người bệnh có cảm giác thoải mái khi đến khám và tư vấn, nâng cao hiệu quả điều trị. Phòng khám có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan