Trầm cảm trước và sau kết hôn: Những điều cần biết

Trầm cảm trước và sau kết hôn ngày càng diễn ra phổ biến do những áp lực tâm lý đè nặng từ việc thay đổi cuộc sống đột ngột, bận rộn chuẩn bị đám cưới hay tâm lý sẵn sàng.

1. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là trạng thái rối loạn tâm lý, tạo cho người bệnh tâm trạng buồn bã, bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi, cảm thấy không còn sức lực và không còn hứng thú với mọi thứ xung quanh. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, cách hành động của người bệnh, lâu ngày dẫn đến những vấn đề về sức khỏe và tinh thần nghiêm trọng.

2. Trầm cảm trước hôn nhân

tram-cam-truoc-hon-nhan-1
Trầm cảm trước hôn nhân là gì

2.1. Trầm cảm trước hôn nhân là gì?

Rất nhiều cặp đôi chuẩn bị cưới bị rơi vào trạng thái trầm cảm trước hôn nhân. Khi nhận lời cầu hôn thì vô cùng hạnh phúc, vui vẻ cùng nhau chuẩn bị đám cưới nhưng sau đó một trong hai người lại cảm thấy chán nản, mệt mỏi, không muốn đám cưới này diễn ra, mất cảm hứng với đối phương, luôn tỏ ra cáu gắt, bực dọc với người chồng hoặc người vợ tương lai của mình. Càng gần ngày cưới, tâm trạng càng trở nên khó chịu, bức bí và bồn chồn. Sự thay đổi cảm xúc đột ngột ấy được gọi là trạng thái trầm cảm trước hôn nhân.

2.2. Nguyên nhân gây trầm cảm trước hôn nhân

  • Stress từ việc chuẩn bị đám cưới

Để chuẩn bị cho một đám cưới tươm tất, có rất nhiều công việc mà cô dâu chú rể phải thực hiện như: sắm đồ đạc, chụp ảnh cưới, chọn trang phục cưới, đặt cỗ, nhờ người đỡ tráp, đặt thiệp cưới, mời cưới... và vô vàn những việc không tên khác. Việc chạy đôn chạy đáo khắp nơi, lo lắng, sắp xếp công việc đã vô tình trở thành áp lực khiến cô dâu, chú rể tương lai cảm thấy mệt mỏi, stress nặng nề, dẫn đến trầm cảm.

  • Quyết định đám cưới quá đột ngột, chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng

Nhiều cuộc hôn nhân diễn ra không xuất phát từ chủ ý tự nguyện của cả hai người mà có thể là do cha mẹ sắp đặt, lời giục giã từ hai bên gia đình hay áp lực tuổi tác không còn nhỏ... Hai người chưa thực sự hiểu nhau, chưa sẵn sàng cho việc thay đổi cuộc sống, trở thành người một nhà. Điều đó tạo thành áp lực tâm lý, thậm chí là khủng hoảng tinh thần khiến bạn cảm thấy điên đầu.

  • Lo lắng về cuộc sống với mẹ chồng

Sau khi kết hôn, nhiều cặp đôi sẽ sống chung với gia đình nhà chồng, đặc biệt là ám ảnh về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Chung sống lâu ngày chắc chắn không tránh khỏi như xô xát, cãi vã. Luôn lo lắng về việc bố mẹ chồng sẽ như thế nào? Liệu mình có hòa hợp được không?... cũng là nguyên nhân gây trầm cảm trước hôn nhân.

  • Lo lắng về công việc nhà

Nếu như từ nhỏ được gia đình nuông chiều, không phải làm bất cứ việc gì thì khi kết hôn áp lực từ việc phải làm tất cả mọi việc từ: nấu cơm, rửa bát, quét nhà, giặt giũ, đổ rác... cũng khiến nhiều người lo lắng. Từ đó dẫn đến suy nghĩ sợ kết hôn, chỉ muốn được ở nhà với bố mẹ để được chăm sóc, che chở.

  • Lo lắng về hạnh phúc gia đình

Ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội thường xuyên đưa tin về chuyện ngoại tình, bạo lực gia đình hay việc ly thân, ly hôn... khiến cho nhiều người cảm thấy sợ hãi, không muốn kết hôn vì sợ sẽ lâm vào cảnh tương tự.

  • Lo lắng sự nghiệp sẽ bị ảnh hưởng
tram-cam-truoc-hon-nhan-2
Lo lắng sự nghiệp sẽ bị ảnh hưởng

Vấn đề việc làm luôn là áp lực đối với giới trẻ. Không dễ gì tìm được một công việc ưng ý. Kết hôn có thể làm ảnh hưởng đến công việc do quỹ thời gian hạn hẹp, giảm khả năng cạnh tranh. Phụ nữ sau khi kết hôn, mang thai còn phải nghỉ thai sản một thời gian dài, thậm chí là phải nghỉ việc.

  • Mất đi vẻ đẹp quyến rũ

Người muốn được tận hưởng cảm giác có người theo đuổi. Nhưng khi kết hôn thì sẽ không còn điều đó. Phụ nữ khi độc thân luôn là lúc đẹp nhất.

  • Không chắc chắn về tình cảm của mình và đối phương

Phân vân về chính tình cảm của mình. Liệu người đó yêu mình thực sự? Liệu mình có thực sự yêu người đó? Sau một thời gian yêu nhau, vẫn không chắc chắn được rằng hai người có hợp nhau không, có đồng cảm, đồng điệu để đi đến hôn nhân không? Ngày kết hôn đến gần khiến cảm thấy bồn chồn, băn khoăn, lo lắng, lâu ngày tạo ra chứng trầm cảm trước hôn nhân.

2.3. Làm gì để tránh trầm cảm trước hôn nhân?

Trầm cảm trước hôn nhân là do rối loạn tâm lý tiền hôn nhân. Điều quan trọng là phải biết tiết chế cảm xúc của mình. Chuẩn bị tâm lý thật tốt với những lời khuyên sau:

  • Hãy kết hôn khi bản thân thực sự sẵn sàng, đừng vì một lý do nào khác mà ép bản thân mình phải kết hôn sớm.
  • Kết hôn với người mình yêu và người yêu mình
  • Dành thời gian trò chuyện với nhau về cuộc sống hôn nhân để có thể hiểu nhau hơn
  • Chuẩn bị tâm lý thích nghi với cuộc sống gia đình mới
  • Làm quen với gia đình chồng tương lai, đặc biệt là bố mẹ chồng để không bị bỡ ngỡ khi về sống chung
  • Sắp xếp công việc chuẩn bị cưới hợp lý, không nên ôm đồm quá nhiều việc, có thể nhờ bạn bè và người thân xung quanh.
  • Tham gia các lớp học tiền hôn nhân.

3. Trầm cảm sau hôn nhân

tram-cam-truoc-hon-nhan-3
có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm sau khi kết hôn

3.1. Nguyên nhân gây trầm cảm sau hôn nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm sau khi kết hôn, tiêu biểu như:

  • Chưa chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân cả về vật chất lẫn tinh thần khiến nhiều người bị sốc, không làm quen được với cuộc sống mới.
  • Hai người không yêu nhau. Cưới không phải do ý muốn của bản thân mà do sự sắp đặt, nhiều yếu tố tác động bên ngoài khiến cuộc hôn nhân không hạnh phúc
  • Cưới nhau do hoàn cảnh bắt buộc như: có thai...
  • Hai người chưa tự chủ về tài chính, sống phụ thuộc vào bố mẹ, gia đình hai bên
  • Làm lễ cưới quá hoành tráng, vượt quá khả năng của bản thân và gia đình khiến cuộc sống hôn nhân trở nên bí bách, phải lo lắng quá nhiều về tiền bạc, vật chất
  • Những cãi vã, xung đột trong gia đình khiến cuộc sống gia đình mệt mỏi, trở thành địa ngục
  • Mâu thuẫn với bố mẹ gia đình hai bên, đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu
  • Hy vọng quá nhiều về cuộc sống tân hôn lãng mạn, về gia đình hạnh phúc như trong phim nhưng sau khi kết hôn có nhiều điều không như ý khiến bản thân cảm thấy thất vọng, ức chế.
  • Sau khi kết hôn, một trong hai người lộ những tính xấu như: rượu chè, cờ bạc, ghen tuông, sinh hoạt bừa bãi..
  • Có người thứ ba xuất hiện trong cuộc hôn nhân...

3.2. Biểu hiện của trầm cảm sau hôn nhân

Biểu hiện của trầm cảm sau hôn nhân cũng tương tự như biểu hiện trầm cảm thông thường: buồn rầu, mệt mỏi, chán chường, mất hứng thú với mọi thứ, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc, mất ngủ, lãnh cảm, không muốn quan hệ tình dục. Tình trạng nặng hơn còn có biểu hiện tự cô lập bản thân, có ý nghĩ tự tử.

Các áp lực tâm lý, những xung đột, mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng nếu không được giải quyết sớm sẽ tạo nên những mâu thuẫn lớn, dẫn đến mệt mỏi, chán nản, cuộc sống gia đình căng thẳng như địa ngục, lâu dần gây ức chế, ly thân, ly dị hoặc bạo hành gia đình. Phải chịu quá nhiều tổn thương, đau khổ, tai tiếng về cuộc hôn nhân không hạnh phúc hay luôn che giấu, tỏ ra là mình vẫn yên ổn, không bộc lộ cảm xúc thật của mình chính là nguồn cơn dẫn đến tình trạng trầm cảm sau hôn nhân.

Nếu gặp phải các vấn đề về tâm lý trước và sau khi kết hôn, người bệnh nên đến khám tâm lý tại các trung tâm, phòng khám uy tín để được trò chuyện, tư vấn và điều trị kịp thời.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

42.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Đau đầu căn nguyên mạch
    Khám phát hiện triệu chứng thần kinh

    Khám phát hiện triệu chứng thần kinh ở người bệnh để đảm bảo kết quả chính xác, cần phải được thực hiện kiểm tra tỉ mỉ và trong nhiều lần. Không chỉ dựa theo thông tin khai thác được từ ...

    Đọc thêm
  • Bị rối loạn cảm xúc, ám ảnh phải làm sao?
    Bị rối loạn cảm xúc, ám ảnh phải làm sao?

    Xin chào bác sĩ, từ lúc nhỏ (12 tuổi) con đã có những suy nghĩ khác người, luôn cho mình có siêu năng lực, đấng siêu nhiên, dường như lúc nào cũng biết trước mọi thứ lâu lâu gặp vận ...

    Đọc thêm
  • Trầm cảm khi mang thai
    Trầm cảm khi mang thai 6 tuần phải làm thế nào?

    Chào bác sĩ, Cháu mới mang thai được 6 tuần và cháu có một số biểu hiện bị trầm cảm khi mang thai. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi trầm cảm khi mang thai 6 tuần phải làm thế nào? ...

    Đọc thêm
  • thuốc aplenzin
    Công dụng thuốc Aplenzin

    Thuốc Aplenzin được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý tâm thần nhất định. Vậy công dụng của thuốc Aplenzin là gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

    Đọc thêm
  • Bromafar
    Công dụng thuốc Bromafar

    Thuốc Bromafar có thành phần hoạt chất chính là Bromazepam với hàm lượng 6mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc thuộc nhóm hướng tâm thần có công dụng trong điều trị các ...

    Đọc thêm