Điều trị ung thư vú khi mang thai như thế nào?

Ung thư vú liên quan đến thai nghén (PABC) được định nghĩa là ung thư vú được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai hoặc trong năm đầu tiên sau sinh. Ung thư vú khi mang thai là một biến cố tương đối hiếm, đồng thời có rất ít nghiên cứu đề cập đến cách lựa chọn quản lý và điều trị tốt tình trạng này. Bài viết này sẽ trình bày một số nội dung khuyến nghị về điều trị, chăm sóc sản khoa, quản lý sinh nở và giám sát ung thư.

1. Nguy cơ ung thư vú khi mang thai

Trong khi ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ thì hiện tượng ung thư vú khi mang thai là loại ung thư vú hiếm gặp và được cho là ảnh hưởng tới khoảng 1/3000 phụ nữ mang thai. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú khi mang thai ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở phụ nữ trên 35 tuổi.

Với việc phụ nữ trì hoãn mang thai cho đến tuổi muộn hơn, như thường thấy trong xã hội hiện đại này thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú khi mang thai đang gia tăng nhanh chóng. Chính vì thế đã khiến cho vấn đề này trở thành một chủ đề quan trọng trong giáo dục, thảo luận và nghiên cứu.

2. Điều trị ung thư vú khi mang thai có an toàn không?

ung thư vú
Kích thước của khối u, vị trí của khối u là một trong các yếu tố quyết định lựa chọn phương pháp điều trị của thai phụ.

Trong trường hợp người phụ nữ được chẩn đoán là ung thư vú khi mang thai thì các lựa chọn điều trị sẽ phức tạp hơn bởi vì ai cũng đều muốn lựa chọn phương pháp điều trị tốt cho căn bệnh này, đồng thời vẫn đáp ứng được điều kiện bảo vệ cả mẹ và bé. Để lựa cho được phương pháp điều trị phù hợp thì các bác sĩ điều trị ung thư, bác sĩ sản khoa và sơ sinh phải làm việc với nhau để cùng thống nhất kế hoạch cho phương pháp điều trị tốt cũng thời gian được điều trị sẽ tiến hành cẩn thận và chi tiết như thế nào.

Mục tiêu của việc điều trị ung thư khi mang thai cũng gần tương tự như với điều trị cho phụ nữ không mang thai chẳng hạn như: điều trị ung thư bất cứ khi nào có thể hoặc kiểm soát và giữ cho các khối u không lan rộng nếu không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị thì mối quan tâm vào việc đảm bảo an toàn cho thai nhi khiến cho điều trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

Phụ nữ đang mang thai có thể được điều trị bệnh ung thư vú một cách an toàn, mặc dù trong các loại điều trị mà được bác sĩ chỉ định sử dụng và thời gian điều trị có thể ảnh hưởng tới thai kỳ. Cho nên, khi phụ nữ đang mang thai mắc bệnh ung thư vú sẽ được các bác sĩ đưa ra khuyến nghị điều trị phụ thuộc vào các yếu tố như: Kích thước của khối u, vị trí của khối u, khoảng ung thư lan rộng, tuổi thai nhi, tình trạng sức khoẻ của mẹ và cuối cùng là quyết định lựa chọn của thai phụ.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ung thư vú nói chung là phương pháp an toàn trong khi mang thai. Phương pháp hoá trị dường như cũng an toàn cho em bé nếu được lựa chọn khi em bé đang phát triển trong quý II, III của thai kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không an toàn cho bé khi bé đang ở tam cá nguyệt thứ nhất. Các phương pháp điều trị ung thư vú khác như liệu pháp hormon, liệu pháp nhắm trúng đích, xạ trị... có nhiều khả năng gây hại cho thai nhị và thường không được khuyến nghị lựa chọn trong giai đoạn thai kỳ.

Phẫu thuật ung thư vú
Phẫu thuật ung thư vú là phương pháp an toàn cho bệnh nhân đang trong khi mang thai

Lựa chọn điều trị ung thư vú khi mang thai cũng có thể trở nên phức tạp trong trường hợp mâu thuẫn giữa các phương pháp điều trị được cho là tốt cho mẹ và đảm bảo sự an toàn cho thai nhi. Ví dụ, nếu một người phụ nữ được phát hiện mắc ung thư vú sớm trong giai đoạn thai kỳ và cần hoá trị ngay lập tức thì bác sĩ có thể cân nhắc với thai phụ về việc kết thúc thai kỳ.

Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng việc kết thúc thai kỳ để điều trị không cải thiện được tiên lượng bệnh đối với người phụ nữ khi mang thai. Do đó, việc kết thúc thai kỳ không phải là lựa chọn được khuyến khích khi phát hiện ung thư vú ở giai đoạn này. Tuy nhiên, lựa chọn này có thể sẽ được thảo luận và xem xét tất cả các lựa chọn khác, đặc biệt đối với các tình trạng bệnh ung thư vú xâm lấn có thể điều trị ngay lập tức chẳng hạn như ung thư vú thể viêm.

3. Gây mê đối với trường hợp ung thư vú khi mang thai có an toàn không?

Phẫu thuật ung thư vú khi mang thai thường ít rủi ro cho em bé. Nhưng có những thời điểm nhất định trong thai kỳ, gây mê lại có thể gây nguy hiểm cho em bé.

Bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê cùng với các bác sĩ sản khoa cần cùng nhau làm việc và thống nhất kế hoạch cụ thể để xác định được thời gian nào là tốt trong thai kỳ để thực hiện phẫu thuật. Nếu phẫu thuật được thực hiện muộn hơn trong giai đoạn thai kỳ, bác sĩ sản khoa và sơ sinh có thể cần phải tham gia để giải quyết bất kỳ vấn đề nào liên quan đến em bé trong quá trình phẫu thuật.

Ngoài ra, các bác sĩ nên thảo luận cùng thống nhất loại thuốc gây mê được sử dụng và kỹ thuật gây mê nào là an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Gây mê phẫu thuật lồng ngực
Lựa chọn thuốc gây mê an toàn nhất cho cả mẹ và bé rất quan trọng trong phẫu thuật ung thư vú

4. Một số phương pháp điều trị ung thư vú khi mang thai

4.1. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối ung thư vú và các hạch bạch huyết là phương pháp điều trị chính cho phụ nữ bị ung thư vú mang thai ở giai đoạn sớm và nói chung đây là phương pháp an toàn trong giai đoạn thai kỳ.

Các cách lựa chọn cho quá trình phẫu thuật ung thư vú bao gồm: loại bỏ toàn bộ vú (cắt bỏ hoàn toàn vú), phẫu thuật chỉ loại bỏ phần chứa ung thư (phẫu thuật cắt u hay bảo tồn vú BCS).

Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú được sử dụng thường xuyên cho phụ nữ mang thai bị ung thư vú. Vì hầu hết phụ nữ bảo tồn vú đều phải xạ trị sau đó. Nếu xạ trị trong quá trình mang thai thì có thể ảnh hưởng xấu đến thi nhi. Cho nên, phương pháp xạ trị không được chỉ định cho đến khi em bé được sinh ra. Nhưng nếu trì hoãn xạ trị quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú tái phát.

Trong trường hợp ung thư vú được phát hiện trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba thì phương pháp bảo tồn vú có thể là một lựa chọn. Vì nó có thể ít hoặc không có sự chậm trễ trong việc sử dụng tia xạ để điều trị. Đặc biệt là hoá trị sẽ được liên kết áp dụng sau quá trình phẫu thuật (trường hợp này là tia xạ thường được đưa ra áp dụng sau khi hoá trị liệu hoàn tất. Nhưng nếu ung thư vú được phát hiện sớm trong giai đoạn thai kỳ thì việc áp dụng xạ trị thường sẽ bị chậm trễ. Đối với phụ nữ mang thai trong tình huống này thì phẫu thuật cắt bỏ vú có thể là lựa chọn tốt hơn với việc bảo tồn vú sau đó áp dụng xạ trị.

Ung thư vú
Điều trị bằng phương pháp sinh thiết hạch bạch huyết cần phụ thuộc vào thời gian mang thai và giai đoạn ung thư phát triển của bệnh nhân

4.2 Sinh thiết hạch bạch huyết

Ngoài việc áp dụng phương pháp loại bỏ khối u ở vú thì sinh thiết hạch bạch huyết ở nách cũng cần được thực hiện. Sinh thiết hạch cảnh vệ có thể là một lựa chọn tốt, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào thời gian mang thai và giai đoạn ung thư phát triển. Quy trình này sử dụng các chất đánh dấu phóng xạ nhẹ và thuốc nhuộm màu để xác định chính xác xem các hạch có chứa các tế bào ung thư nằm ở đâu.

Tuy nhiên, một số chuyên gia sinh thiết hạch cảnh vệ cho rằng chỉ nên thực hiện điều này sau khi chất dứt thai kỳ. Bởi vì, do tác dụng của thuốc phóng xạ và thuốc nhuộm có thể ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

4.3. Điều trị sau phẫu thuật

Tuỳ thuộc vào giai đoạn ung thư vú phát triển, mà thai phụ cần điều trị phối hợp xạ trị, hoá trị hay liệu pháp hormone và hoặc áp dụng liệu pháp nhắm trúng đích. Như vậy sẽ giảm được nguy cơ ung thư vú tái phát. Những phương pháp này có thể được coi là phương pháp điều trị bổ trợ hoặc trong một số trường hợp cụ thể, nhưng phương pháp điều trị này sẽ được chỉ định áp dụng sau khi sinh.

4.4. Hoá trị

Phương pháp hoá trị có thể được áp dụng sau phẫu thuật (được coi như là một phương pháp bổ trợ) cho một số giai đoạn sớm của phụ nữ mang thai mắc ung thư vú. Nó cũng có thể được sử dụng cho cả bệnh ung thư vú tiến triển.

Trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, hoá chất không được chỉ định để điều trị cho bất kỳ trường hợp nào. Bởi vì đây là giai đoạn hình thành và phát triển của thai nhi, đồng thời đây có thể là yếu tố gây ra nguy cơ sảy thai.

Dị tật bẩm sinh
Điều trị theo phương pháp hóa trị bằng một số thuốc hóa trị từ tháng 4 đến tháng 9 của thai kỳ không làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh

Trong nhiều năm, người ta đã nghĩ rằng hoá trị sẽ gây hại cho thai nhi bất kể khi nào, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại thuốc hoá trị được sử dụng trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba ( từ tháng 4 đến tháng 9 của thai kỳ) không làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hay thai chết lưu hoặc các vấn đề về sức khoẻ gặp phải ngay sau khi sinh. Mặc dù vậy, chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

Trong trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm cần hoá trị sau phẫu thuật thì biện pháp này thường sẽ được trì hoãn cho đến ít nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Nếu trường hợp phát hiện ung thư ở tam cá nguyệt thứ ba thì phương pháp hoá trị có thể được trì hoãn cho đến sau khi sinh. Việc sinh sớm hơn một vài tuần đối với những phụ nữ này có thể được chỉ định trong một số tình trạng cụ thể.

Hoá chất sử dụng cho phương pháp thường không được khuyến cáo sau 35 tuần mang thai hoặc trong vòng 3 tuần trước khi sinh. Bởi vì, nó có thể làm giảm số lượng tế bào máu của thai phụ. Điều này có thể gây chảy máu và tăng khả năng nhiễm trùng trong khi sinh. Việc trì hoãn hoá trị trong vài tuần trước sinh có thể cho phép công thức máu của thai phụ trở lại bình thường trước khi sinh con.

Hiện nay, với tỷ lệ ung thư vú ngày càng tăng và các độ tuổi sinh đẻ tăng cao, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với nhiều trường hợp mắc ung thư vú khi mang thai. Tìm hiểu các tài liệu hiện tại về mắc bệnh ung thư vú khi mang thai và những hạn chế trong chẩn đoán, điều trị bệnh này là điều bắt buộc đối với tất cả các nhân viên y tế chăm sóc phụ nữ bị chẩn đoán bệnh này.

Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, ước tính hàng năm trên thế giới có rất nhiều phụ nữ tử vong về căn bệnh này. Theo đó, nếu bệnh ung thư vú được phát hiện sớm thì tiên lượng điều trị bệnh rất cao, thậm chí có thể khỏi hẳn và không tái phát. Vì thế, việc tầm soát ung thư vú là việc làm cần thiết, nhất là với các đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: iconcancercentre.sg, ncbi.nlm.nih.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • U nang tuyến vú
    Phẫu thuật cắt bỏ vú điều trị nang tuyến vú

    Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay bệnh hoàn toàn có thể được chữa trị thông qua phương pháp phẫu thuật, trong đó có phẫu thuật ...

    Đọc thêm
  • Sau điều trị ung thư vú
    Phác đồ điều trị ung thư vú tái phát

    Ở một số phụ nữ, ung thư vú có thể tái phát sau khi điều trị vào nhiều năm sau đó. Ung thư vú tái phát có thể là cục bộ, khu vực hoặc di căn. Vì vậy, điều trị ...

    Đọc thêm
  • ung thư vú
    Ung thư vú tái phát

    Ung thư vú tái phát sẽ phát triển trở lại sau điều trị ban đầu. Mặc dù, phương pháp điều trị ban đầu nhằm mục tiêu loại bỏ hết tất cả các tế bào ung thư. Tuy nhiên, có thể ...

    Đọc thêm
  • Mô vú đặc
    Đánh giá mô vú dày đặc bằng cách nào?

    Mật độ vú là thước đo tỷ lệ của các mô tuyến, mô liên kết và mỡ trong ngực của phụ nữ. Nó thường được xác định bằng cách sử dụng nhũ ảnh. Phụ nữ có mô vú dày đặc ...

    Đọc thêm
  • Albatox 10
    Công dụng thuốc Albatox 10

    Thuốc Albatox 10mg thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ miễn dịch. Thuốc Albatox 10mg có thành phần hoạt chất chính là Tamoxifen và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc có tác dụng ...

    Đọc thêm