Làm thế nào để kiểm tra phát hiện ung thư hốc miệng?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Tô Kim Sang - Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Theo thống kê, trong vòng 30 năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong vì ung thư hốc miệng đã giảm, nhờ vào việc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ. Các dấu hiệu ung thư hốc miệng được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư hốc miệng

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về nguyên nhân khiến con người bị ung thư hốc miệng, tuy nhiên, một số yếu tố được cho là nguy cơ dẫn đến căn bệnh này có thể là:

  • Do thói quen sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá, xì gà hoặc sử dụng thuốc lá không khói hay thuốc lá nhai đều là một trong những nguy cơ nổi bật nhất của ung thư hốc miệng.
  • Do thói quen uống rượu nhiều: Những người nghiện rượu sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư hốc miệng cao hơn người bình thường, nếu muốn phòng ngừa ung thư hốc miệng thì cần từ bỏ thói quen xấu này.
  • Nhiễm Papillomavirus ở người (HPV): Ung thư hốc miệng có mối liên kết với HPV thường được tìm thấy ở phía sau cổ họng, gốc lưỡi và trong amidan. Mặc dù các trường hợp ung thư hốc miệng nói chung đang giảm, các trường hợp ung thư do virus HPV hiện đang tăng lên.
  • Tiếp xúc ánh nắng: Khi môi phải tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ ung thư hốc miệng. Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách sử dụng son dưỡng môi hoặc kem có khả năng chống nắng.
Khi môi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng khả năng gây ung thư
Môi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ ung thư miệng

2. Các dấu hiệu ung thư miệng là gì?

Cũng như một số bệnh ung thư khác (ung thư lưỡi, ung thư vòm họng...), mỗi người bệnh khác nhau sẽ có những dấu hiệu ung thư hốc miệng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

  • Các vết loét, sưng tấy, hoặc mảng dày ở bất cứ đâu trong hoặc xung quanh miệng, cổ họng
  • Vùng tổn thương có màu đỏ hoặc trắng trong miệng, môi
  • Cảm giác có một cục hoặc vật bị mắc kẹt trong cổ họng
  • Hôi miệng kéo dài
  • Sưng nướu răng
  • Răng lung lay không có nguyên nhân nha khoa rõ ràng
  • Tê, đau ở bất cứ đâu trong miệng, bao gồm cả lưỡi
  • Đau một bên tai nhưng không mất thính lực
  • Khó khăn khi di chuyển hàm hoặc lưỡi khi nhai, nuốt, nói
  • Đau họng kéo dài hoặc khàn giọng
  • Khối sưng ở cổ
  • Ăn kém, sụt cân, suy kiệt

3. Sàng lọc phát hiện ung thư miệng sớm

Sàng lọc ung thư hốc miệng được thực hiện bởi nha sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để tìm kiếm các dấu hiệu ung thư hốc miệng hoặc tình trạng tiền ung thư trong khoang miệng của người bệnh. Mục tiêu của sàng lọc ung thư hốc miệng là xác định sớm ung thư hốc miệng, giúp người bệnh có cơ hội chữa khỏi nhiều hơn.

Hầu hết các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám vùng hốc miệng của người bệnh trong mỗi lần khám răng định kỳ để sàng lọc ung thư hốc miệng. Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ hay có các yếu tố nguy cơ kể trên thì bác sĩ có thể sử dụng thêm các xét nghiệm bổ sung để hỗ trợ xác định bản chất của các tế bào bất thường trong miệng của người bệnh.

Bác sĩ kiểm tra miệng định kỳ để phát hiện ung thư
Bác sĩ kiểm tra miệng định kỳ để phát hiện ung thư

Trong trường hợp có dấu hiệu ung thư hốc miệng nghi ngờ hay trên những đối tượng có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ sử dụng thêm các cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán ung thư hốc miệng, cụ thể như sau:

  • Thuốc màu giúp sàng lọc ung thư hốc miệng: Người bệnh sẽ được súc miệng bằng thuốc nhuộm màu xanh đặc biệt trước khi thăm khám. Các tế bào bất thường trong miệng nếu có sẽ bắt màu với thuốc nhuộm và xuất hiện màu xanh.
  • Chiếu đèn sàng lọc ung thư hốc miệng: Một loại ánh sáng đặc biệt làm cho mô khỏe mạnh xuất hiện mờ hơn và làm cho mô bất thường xuất hiện màu trắng.

Nếu bác sĩ phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ ung thư hốc miệng hoặc tổn thương tiền ung thư thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị người bệnh tái khám trong vài trường hợp (sau 1 vài tuần) để xem liệu các tổn thương bất thường vẫn còn tồn tại hay không và lưu ý xem nó đã phát triển hay thay đổi theo thời gian. Nếu tổn thương khá rõ ràng, các bác sĩ thường phải thực hiện sinh thiết bằng cách lấy một mẫu tế bào/mô để quan sát dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm để xác định xem có phải tế bào ung thư hay không. Nếu kết quả này là dương tính, ung thư hốc miệng đã được xác định, người bệnh cần lên kế hoạch điều trị càng sớm càng tốt nhằm cải thiện tiên lượng sống, trước khi xâm lấn sang các cấu trúc lân cận và di căn xa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan