PET/CT trong chẩn đoán và điều trị ung bướu

Chụp PET có thể được kết hợp với chụp CT tại nhiều trung tâm điều trị ung thư nhằm cung cấp hình ảnh chi tiết hơn giúp phát hiện ung thư và xác định giai đoạn ung thư.

1. Mục đích của chụp PET/CT trong chẩn đoán và điều trị ung bướu

Chụp PET/CT giúp xác định giai đoạn bệnh. Giai đoạn ung thư là một cách phân loại dựa trên mô tả vị trí khối u, mức độ lan rộng và cách nó thay đổi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nhận biết giai đoạn bệnh giúp bạn và bác sĩ chọn phương pháp điều trị tốt. Đồng thời, nó cũng giúp các bác sĩ dự đoán cơ hội hồi phục của bạn.

Các bác sĩ cũng sử dụng quét PET-CT nhằm mục đích:

  • Tìm đúng vị trí khối u để làm sinh thiết.
  • Tìm hiểu mức độ đáp ứng điều trị ung thư
  • Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh
  • Lên kế hoạch xạ trị

2. Chụp PET-CT khác với chụp CT như thế nào?

Chụp CT và chụp PET có ý nghĩa lâm sàng khác nhau. Chụp CT cung cấp hình ảnh chi tiết của các mô và cơ quan bên trong cơ thể. Chụp PET giúp phát hiện các hoạt động bất thường. Do đó, khi kết hợp 2 phương pháp này cùng nhau có thể giúp cung cấp thông tin chi tiết hơn về bệnh ung thư.

3. PET/CT hoạt động như thế nào?

PET tạo ra hình ảnh của các cơ quan và mô trong cơ thể. Đầu tiên, kỹ thuật viên sẽ tiêm vào cơ thể bạn một lượng nhỏ chất phóng xạ. Các cơ quan và mô của bạn hấp thụ chất này. Các vị trí sử dụng nhiều năng lượng hơn hấp thụ nhiều chất phóng xạ hơn. Các tế bào ung thư hấp thụ rất nhiều, bởi vì chúng cần sử dụng nhiều năng lượng hơn các tế bào lành.

CT cung cấp hình ảnh bên trong cơ thể bằng cách sử dụng tia X được chụp từ các góc khác nhau. Máy tính kết hợp những hình ảnh này tạo ra hình ảnh ba chiều chi tiết giúp phát hiện các bất thường, bao gồm cả các khối u. Đôi khi, chất cản quang được đưa vào cơ thể trước khi chụp để cung cấp hình ảnh chi tiết hơn.

4. PET/CT có gây ra tác hại gì không?

Chụp PET/CT
Chụp PET, CT và PET/CT đều có hại

Chụp PET, CT và PET/CT đều có hại. Tác hại lớn nhất là phơi nhiễm phóng xạ. Phơi nhiễm phóng xạ từ chụp PET-CT tương tự như chụp CT toàn thân được thực hiện khi có chất cản quang. CT scan giới hạn ở một khu vực của cơ thể hoặc thực hiện mà không có chất cản quang giúp bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ ít hơn.

Lợi ích của các xét nghiệm này thường lớn hơn tác hại. Bạn vẫn có thể chụp nhiều lần CT hoặc các xét nghiệm khác với chất phóng xạ. Nói với bác sĩ về những lần chụp trước đó của bạn. Nếu bạn lo lắng, hãy hỏi bác sĩ đề nghị chụp với lượng phóng xạ ít hơn.

5. Chuẩn bị trước khi chụp PET/CT

Khi bạn lên lịch chụp PET/CT, nhân viên sẽ hướng dẫn chuẩn bị trước khi chụp. Ví dụ, bạn có thể cần uống nước sau nửa đêm vào đêm trước ngày chụp. Hoặc bạn có thể cần phải ngừng ăn và uống ít nhất 4 giờ trước khi chụp. Đối với một số lần chụp, bạn có thể không cần ngừng ăn và uống. Do đó, bạn nên nói với các nhân viên y tế nếu bị tiểu đường.

Bạn cũng nên nói về tất cả các loại thuốc đang dùng. Hỏi xem bạn có được uống thuốc trong ngày chụp hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bác sĩ biết các dị ứng và điều kiện y tế khác. Nếu bạn đang cho con bú hoặc mang thai, hãy nói với bác sĩ. Chụp PET có thể gây nguy hiểm cho em bé.

Nhân viên sẽ yêu cầu bạn ký vào đơn chấp nhận rủi ro khi chụp PET-CT. Nếu bạn lo lắng, hãy hỏi bác sĩ trước khi ký.

Chụp PET/CT
Nhân viên sẽ yêu cầu bạn ký vào đơn chấp nhận rủi ro khi chụp PET-CT

6. Những lưu ý trong quá trình chụp PET/CT

Bạn có thể cần phải mặc áo bệnh viện hoặc cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức gây cản trở. Kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng sẽ tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Sau đó, đưa chất phóng xạ vào tĩnh mạch. Bạn sẽ không cảm thấy gì từ chất phóng xạ.

Chất này mất 30 đến 90 phút để đến các mô sẽ được quét. Bạn cần nằm yên mà không di chuyển hay nói chuyện. Di chuyển quá nhiều có thể khiến chất phóng xạ đi vào các cơ quan hoặc mô không được chụp gây khó khăn hơn trong việc đọc kết quả.

Trong khi xét nghiệm, kỹ thuật viên sẽ giúp bạn nằm trên bàn có đệm. Bàn có thể có gối, dây đai hoặc một cái nôi đỡ đầu của bạn. Tư thế đa số là nằm ngửa nhưng cũng có thể nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Vị trí của bạn phụ thuộc vào vị trí mà bác sĩ muốn quét.

Nếu PET/CT dùng để lập kế hoạch xạ trị, bạn có thể đeo mặt nạ hoặc bó bột trong quá trình quét.

7. Thuốc cản quang trong chụp CT

Bạn có thể được tiêm thuốc cản quang vào cơ thể khi chụp CT scan. Thuốc có thể được đưa vào cơ thể qua đường uống, tiêm truyền hoặc tĩnh mạch. Thuốc cản quang giúp hình ảnh hiển thị chi tiết hơn.

Thuốc cản quang tiêm vào tĩnh mạch có thể làm bạn cảm thấy nóng hoặc ngứa. Bạn có thể cảm giác có kim loại trong miệng nhưng những cảm giác này sẽ biến mất trong vài phút. Nếu bạn có phản ứng nghiêm trọng hơn như khó thở, hãy báo cho kỹ thuật viên ngay lập tức.

8. Tư thế khi chụp PET/CT

Chụp PET/CT
PET/CT không gây tổn hại cơ thể nhưng bạn cần nằm yên trong toàn bộ quá trình chụp

PET/CT không gây tổn hại cơ thể nhưng bạn cần nằm yên trong toàn bộ quá trình chụp. Kỹ thuật viên có thể yêu cầu bạn kê hai cánh tay trên đầu, nín thở trong quá trình chụp để hạn nhiễu hình ảnh.

Kỹ thuật viên có thể nâng, hạ hoặc nghiêng bàn trong quá trình quét. Điều này giúp nhận diện hình ảnh từ các góc độ khác nhau. Bạn cũng có thể nghe thấy tiếng rít hoặc bấm âm thanh từ máy.

Quá trình chờ thuốc ngấm vào cơ thể có thể kéo dài khoảng một giờ. Quá trình quét chỉ mất khoảng 30 phút. Nếu máy quét một phần lớn cơ thể, xét nghiệm có thể mất nhiều thời gian hơn. Kỹ thuật viên có thể cho bạn biết về thời gian quét.

9. Những lưu ý sau khi chụp PET-CT

Bạn có thể thực hiện các hoạt động bình thường sau khi chụp kể cả lái xe. Nhân viên y tế sẽ khuyên bạn nên uống vài ly nước. Điều này giúp rửa chất phóng xạ và cản quang ra khỏi cơ thể của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan