Sưng các hạch bạch huyết trên cơ thể

Khi xuất hiện hạch và có tình trạng bị sưng các hạch bạch huyết trên cơ thể tức cơ thể đang bị nhiễm trùng. Đây là quá trình các tuyến đang kích hoạt phản ứng viêm để tiêu diệt, “giữ” virus hoặc vi khuẩn đang xâm nhập vào cơ thể. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị hạch bạch huyết do nhiều nguyên nhân. Vậy sưng các hạch bạch huyết trên cơ thể là gì? Bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về bệnh này.

1. Bạch huyết là gì?

Hệ bạch huyết bao gồm các mạch bạch huyết thành mỏng có nhiệm vụ vận chuyển dịch đi khắp cơ thể. Các tuyến bạch huyết có nhiệm vụ lọc các dịch bạch huyết, lưu thông trong cơ thể thông qua các mạch bạch huyết.

Trước khi vào hệ thống tĩnh mạch trung tâm, bạch huyết đi qua các hạch và loại bỏ các mảnh tế bào, các hạch bạch huyết tham gia vào hệ miễn dịch.

Hạch bạch huyết được phân loại thành 2 mức là nông hoặc sâu, trong đó:

  • Hạch nông nằm ngay dưới da, có mặt khắp cơ thể, tập trung ở vùng cổ, nách và bẹn.
  • Hạch sâu là hạch nằm trong khoang bụng hoặc ngực.

Các hạch bạch huyết cũng có thể đáp ứng với tình trạng bị dị ứng xảy ra trên da hoặc gần tai, mũi và cổ họng. Vì vậy, các tuyến bạch huyết cũng có thể bị sưng nếu cơ thể bị côn trùng cắn hoặc bị sốt. Đây là một phản ứng bình thường khi miễn dịch xuất hiện những bất thường.

Tuy nhiên nếu bị sưng hạch bạch huyết toàn thân thường nghiêm trọng,liên quan đến nhiễm virus, rối loạn tự miễn dịch hoặc các bệnh phổ biến như ung thư hoặc bệnh lao.

Sưng hạch bạch huyết
Hạch nông tập trung ở vùng cổ

2. Sưng hạch bạch huyết là gì?

Sưng hạch bạch huyết là tình trạng trên cơ thể xuất hiện các hạch bạch huyết. Nguyên nhân do cơ thể bị nhiễm trùng, gây hạch do phản ứng (viêm hạch phản ứng) hoặc bị nhiễm trùng tại chính các hạch (viêm hạch bạch huyết) do vi sinh vật lan theo hệ bạch huyết từ ổ nhiễm khuẩn ban đầu.

3. Vị trí mọc các hạch bạch huyết trên cơ thể

Hạch bạch huyết có thể mọc ở khắp nơi trên cơ thể, trong đó vị trí thường xuất hiện nhất:

  • Sau đầu, phía trước và sau tai.
  • Cổ
  • Dưới hàm, cằm, mặt, phía trên xương đòn
  • Cổ tử cung trước, sau
  • Phía trên xương đòn, dưới khuỷu tay
  • Phía sau đầu gối
  • Bẹn, nách

4. Nguyên nhân bị sưng các hạch bạch huyết trên cơ thể

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc nhất do sức đề kháng còn yếu, có nguy cơ nhiễm trùng cao, dẫn đến phản ứng ở các hạch gần vị trí cơ thể bị nhiễm trùng như:

Các nguyên nhân khác gây xuất hiện sưng hạch bạch huyết:

  • Bị viêm hạch bạch huyết, một hạch bạch huyết bị nhiễm trùng
  • HIV
  • Ung thư tế bào lympho
  • Bệnh bạch cầu cấp
  • Vi khuẩn Bartonella henselae gây ra do mèo cào
  • Bệnh lao
  • Bệnh Kawasaki- bệnh hiếm gặp xuất hiện ở trẻ sơ sinh
Lao phổi
Người mắc bệnh lao có thể là nguyên nhân gây xuất hiện sưng hạch bạch huyết

5. Đối tượng nào có nguy cơ cao bị sưng hạch bạch huyết?

Xuất hiện hạch bạch huyết khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ là đối tượng dễ mắc phải bệnh này hơn nam giới.Đối tượng trẻ từ 3 tới 5 tuổi dễ xuất hiện hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết ở trẻ em xuất hiện cả những em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Vùng cổ, nách, bẹn dễ dàng nhận ra nhất khi sờ vào thấy hạch sưng.

6. Triệu chứng sưng hạch bạch huyết

Ấn vào hạch thấy đau

Nếu xuất hiện các hạch bạch huyết ở cổ sẽ gây đau, khó chịu khi di chuyển cổ

Nếu kích thước hạch lớn khoảng 25mm, hạch cứng, cố định, không đau, phát triển nhanh thì đây có thể là khối u hoặc ung thư hạch bạch huyết

Nếu có các triệu chứng khác đi kèm như bị sốt kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi, bị đổ mồ hôi đêm, đau họng kéo dài, khó nuốt ở cổ thì cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

7. Sưng các hạch bạch huyết trên cơ thể có nguy hiểm không?

Thông thường, các tuyến sẽ co lại sau khi bị nhiễm trùng hoặc bệnh gây ra sưng hạch được điều trị. Tuy Nhiên. Thời gian chữa trị sẽ phải mất khoảng 1 tuần để phục hồi, khi nhiễm trùng được trị khỏi.

Trong một số trường hợp, Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm sinh thiết để lấy các tế bào từ hạch bạch huyết bị sưng để kiểm tra dưới kính hiển vi để đánh giá rõ hơn mức độ nặng hay nhẹ.

Sinh thiết hạch cổ
Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra hướng điều trị phù hợp

8. Làm thế nào để tránh nguy cơ bị sưng hạch bạch huyết?

Để tránh bị xuất hiện các hạch bạch huyết trên cơ thể, cần tránh bị nhiễm trùng bằng cách:

  • Sống lành mạnh, ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng,
  • Tập thể dục thường xuyên,
  • không hút thuốc lá
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng,
  • Không quan hệ tình dục với nhiều người, không dùng chung đồ ăn với những người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn để tránh nguy cơ bị lây nhiễm.

Sưng hạch bạch huyết ở trẻ em các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng do trẻ em hệ miễn dịch còn yếu, nguy cơ nhiễm virus, hoặc nhiễm trùng trùng đường hô hấp cao nên thường bị hạch bạch huyết, hạch có thể biến mất sau 1 tuần tới vài tuần điều trị. Khi xuất hiện sưng các hạch bạch huyết trên cơ thể, nên đưa trẻ đi tới bệnh viện để được thăm khám và có những tư vấn chính xác nhất từ bác sĩ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế không chỉ trang bị thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn quốc tế mà còn có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao giúp việc chẩn đoán và điều trị nhanh và hiệu quả, đem lại sự thoải mái cho người bệnh khi thăm khám và điều trị.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan