Xử trí và chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Nhật An - Giám đốc Trung tâm Nhi kiêm trưởng khoa nội trú Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Nôn, trớ là triệu chứng của đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Để giúp bà mẹ hiểu được cơ chế nôn trớ của trẻ sơ sinh cũng như biết cách phòng ngừa và sử trí khi trẻ bị nôn trớ, dưới đây là hướng dẫn của Giáo sư Tiến sĩ Phạm Nhật An - Giám đốc Trung tâm Nhi tại bệnh viện Vinmec Times City.

1. Hiện tượng nôn, trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn: Là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng.

Trớ: Là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng ra ngoài số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.

2. Triệu chứng

  • Xuất hiện sau ăn có thể trào ra thức ăn ở cả miệng và mũi.
  • Trẻ khóc thét sau đó lịm do hít lại dịch gây khó thở.
  • Kiểm tra miệng và mũi có sữa.

3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị nôn trớ

Khi trẻ bị nôn, trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên. Nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ.

Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật chất nôn còn lại trong họng ra ngoài. Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay đồ vải có dính chất nôn.

Giúp trẻ ngủ, không dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Theo dõi nôn trớ tiếp theo xem là nôn khan hay nôn ra sữa màu sắc chất nôn (vàng, xanh hay gợn nâu). Hoàn cảnh xuất hiện nôn vào thời điểm nào trong ngày? Có liên quan đến bữa ăn không?

chăm sóc trẻ bị nôn trớ
Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.

4. Hướng dẫn phòng ngừa trẻ bị nôn trớ

  • Không ép trẻ ăn quá no, sau khi ăn phải bế trẻ vỗ ợ hơi.
  • Không bế xốc trẻ hoặc đùa khi trẻ vừa ăn no.
  • Hàng ngày massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ, massage theo đường khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, bài tiết phân đều đặn, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.
  • Tránh cho các bữa ăn quá gần nhau (< 2,5h – 3h) với trẻ đủ tháng.

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

243K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan