Liệu pháp tăng thân nhiệt phối hợp hóa trị liệu

Tăng thân nhiệt hay nhiệt trị là một loại điều trị ung thư trong đó mô cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhằm làm hỏng và tiêu diệt các tế bào ung thư, nhưng lại không gây tổn thương nghiêm trọng cho các mô bình thường.

1. Liệu pháp tăng thân nhiệt phối hợp hóa trị liệu là gì?

  • Tên khoa học: Liệu pháp tăng thân nhiệt phối hợp hóa trị liệu.
  • Tên thường gọi: Liệu pháp tăng thân nhiệt phối hợp hóa trị liệu trong điều trị ung thư.
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Liệu pháp tăng thân nhiệt phối hợp hóa trị liệu trong điều trị ung thư là liệu pháp tăng nhiệt độ tại chỗ của khối u đặc. Giúp đẩy nhanh quá trình chết theo chương trình của tế bào ung thư, làm cho các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với những tác động của tia xạ và hóa chất điều trị ung thư. Tăng hiệu quả của liệu pháp miễn dịch hỗ trợ tự thân và hạn chế tối đa tổn thương các tế bào lành.

Có 3 loại tăng nhiệt: tăng nhiệt tại chỗ, tăng nhiệt vùng và tăng nhiệt 1 phần cơ thể.

2.Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

3.Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Điều trị hỗ trợ các phương pháp hóa trị, xạ trị và miễn dịch ung thư cho khối u đặc.

Chống chỉ định:

  • Bao gồm các chống chỉ định của hóa trị, xạ trị và miễn dịch.
  • Vùng áp nhiệt có vết thương hở, hay đang có biểu hiện viêm tấy.
  • Tổn thương sâu quá 2,5cm ( với máy PYREXAR) .
Liệu pháp tăng thân nhiệt trong điều trị ung thư
Liệu pháp tăng thân nhiệt phối hợp hóa trị liệu trong điều trị ung thư

4.Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ biến chứng: Điều trị áp nhiệt an toàn, không gây bỏng, không có các biến chứng nghiêm trọng.
  • Tỷ lệ đáp ứng điều trị: Làm tăng 16 – 34 % hiệu quả điều trị khi kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống

5.Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
  • Bước 2: Hội chuẩn đa chuyên khoa để đánh giá sức khỏe người bệnh.
  • Bước 3: Tiến hành trị liệu cho bệnh nhân.
    • Lựa chọn vị trí áp nhiệt với khối u không sau quá 2,5cm so với bề mặt da.
    • Đánh dấu kích thước và trung tâm vùng áp nhiệt.
    • Lựa chọn kích thước đầu áp nhiệt tương ứng với kích thước vùng áp nhiệt.
    • Xác định nhiệt độ: từ 42 đến 44 độ.
    • Xác định thời gian liệu trình: từ 45 đến 60 phút.
    • Kiểm tra hoạt động các đầu cảm ứng.
    • Kiểm tra hệ thống cung ứng nước cho đầu áp nhiệt, xác định mức căng của túi nước phù hợp với vị trí áp nhiệt, tránh vỡ túi.
    • Nhập các thông tin bệnh nhân vào máy áp nhiệt.
    • Gắn các đầu cảm ứng với số lượng phù hợp với kích thước vùng áp nhiệt, khoảng cách giữa các đầu cảm ứng là 1cm.
    • Cài đặt chế độ máy: nhiệt độ mục tiêu, thời gian áp nhiệt theo chỉ định của bác sĩ.
    • Đặt đầu áp nhiệt của máy vào vị trí áp nhiệt theo chỉ định của bác sĩ.
    • Tiến hành điều trị, theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ trên monitor, theo dấu hiệu sinh tồn và phản ứng của bệnh nhân.
  • Bước 4: Kết thúc điều trị.

6.Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

7.Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Cảm giác nóng tại chỗ áp nhiệt.
  • Bỏng và rộp da vùng áp nhiệt (hiếm xảy ra).

8.Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Lưu và in diễn biến quá trình điều trị.
  • Lấy các đầu cảm ứng ra khỏi vị trí áp nhiệt.
  • Kiểm tra vùng da áp nhiệt, dấu hiệu sinh tồn của người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

34 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan