Bạch cầu mãn tính dòng tế bào tủy xương (CML): Lưu ý khi chăm sóc, điều trị

Đối với người bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML), sử dụng thuốc điều trị và điều trị đích là liệu pháp giúp người bệnh kéo dài sự sống. Tuy nhiên sẽ có một vài tác dụng phụ do quá trình điều trị gây ra.

1. Đang theo dõi bạch cầu mạn dòng tủy (CML) kháng thuốc

Một mục tiêu của chăm sóc theo dõi là kiểm tra bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML) có quay trở lại hoặc trở nên tồi tệ hơn hay không. CML quay trở lại hoặc xấu đi vì sử dụng các thuốc điều trị đích không tiêu diệt được hết hoàn toàn các tế bào ung thư bạch cầu trong cơ thể. Theo thời gian, các tế bào này có thể tăng số lượng cho đến khi chúng xuất hiện rõ rệt trên xét nghiệm hoặc gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng khiến người bệnh phải quay lại bệnh viện.

Khi đến tái khám, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi cụ thể về sức khỏe của người bệnh, xét nghiệm máu hoặc chẩn đoán hình ảnh cũng có thể được thực hiện như một phần của các lần khám theo dõi định kỳ, nhưng các khuyến nghị xét nghiệm phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm loại CML được chẩn đoán ban đầu và các phương pháp điều trị đã được thực hiện.

Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư thường được đo trong khoảng thời gian năm năm sau chẩn đoán. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute), dữ liệu tổng thể cho thấy khoảng 65,1% người mắc bạch cầu mạn dòng tủy (CML) có thể sống sau 5 năm chẩn đoán và điều trị.

Các loại thuốc mới để chống lại bệnh CML đang được phát triển và thử nghiệm lâm sàng, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao như giúp làm tăng tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc bệnh này.

2. Quản lý tác dụng phụ

Hầu hết người bệnh đã trải qua điều trị hóa trị , xạ trị trong bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML) đều gặp phải tác dụng không mong muốn, gồm tác dụng phụ kéo dài và tác dụng phụ xuất hiện muộn. Tác dụng phụ kéo dài xuất hiện trong quá trình điều trị và kéo dài thêm một khoảng thời gian sau khi kết thúc điều trị. Tác dụng phụ xuất hiện muộn chỉ xuất hiện sau khi kết thúc điều trị vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau. Do đó, trong lần khám định kỳ, người bệnh cần cho bác sĩ biết các tác dụng phụ đang gặp phải, để bác sĩ kiểm tra thể chất, chụp chiếu hoặc xét nghiệm máu để giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân và theo dõi quản lý các tác dụng phụ này.

3. Đối phó với những khó khăn về cảm xúc

Biểu hiện bệnh trầm cảm mức độ nhẹ
Hãy chia sẻ cảm xúc của mình với bác sĩ điều trị iều dưỡng viên để được hỗ trợ, tư vấn

Sau khi được chẩn đoán bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML), người bệnh có thể gặp những khó khăn về cảm xúc như buồn bã, lo lắng hoặc tức giận hoặc mất kiểm soát căng thẳng. Đôi khi, bệnh nhân gặp vấn đề trong việc thể hiện cảm giác của họ với người thân hoặc mọi người trong gia đình chưa biết cách giao tiếp với người bệnh một cách phù hợp khi người thân của họ trở nên khác lạ so với trước kia.

Người bệnh và người nhà được khuyến cáo nên chia sẻ cảm xúc của mình với bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên để họ hỗ trợ, tư vấn và xây dựng các biện pháp thích hợp cho các vấn đề về cảm xúc.

4. Đối phó với những khó khăn về tài chính

Điều trị bệnh bệnh bạch cầu tủy mạn là tốn kém khiến người bệnh và gia đình căng thẳng và lo lắng. Ngoài chi phí điều trị, nhiều người bệnh sẽ phải trả thêm các chi phí ngoài dự kiến cho các phần điều trị, xét nghiệm và chăm sóc khác. Đối với một số người, chi phí cao có thể cản trở họ theo dõi hoặc hoàn thành kế hoạch điều trị của họ. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ và có thể dẫn đến chi phí cao hơn trong tương lai. Do đó, người bệnh và người nhà nên nói về vấn đề tài chính với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc các phương pháp điều trị phù hợp giúp hỗ trợ quản lý tài chính, điều trị với mức chi phí mà người bệnh có thể trả được mà quá trình điều trị không bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng.

5. Chăm sóc người bệnh bạch cầu tủy mạn

Chăm sóc
Chăm sóc người bệnh bạch cầu tủy mạn

Các thành viên gia đình và bạn bè đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh bệnh bạch cầu tủy mạn. Người chăm sóc sẽ thực hiện chăm sóc hàng ngày hoặc khi cần thiết cho bệnh nhân. Dưới đây là một số việc mà người chăm sóc chăm sóc cần thực hiện:

  • Hỗ trợ và khuyến khích người bệnh
  • Cho người bệnh sử dụng thuốc
  • Giúp người bệnh theo dõi, quản lý các triệu chứng tái phát và tác dụng phụ
  • Cùng người bệnh đi tái khám
  • Phối hợp với nhân viên y tế trong quá trình khám bệnh
  • Chuẩn bị những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng
  • Xử lý các vấn đề về bảo hiểm và thanh toán.

6. Tìm hiểu thêm về việc chăm sóc


Trước khi bắt đầu điều trị, người bệnh và người nhà hãy nói chuyện với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra như:

  • Những tác dụng phụ nào hay xảy ra nhất
  • Khi nào các tác dụng phụ này xảy ra
  • Có thể làm gì để ngăn chặn hoặc làm giảm cường độ của các tác dụng phụ khi xảy ra?
  • Sự phối hợp của bác sĩ điều trị và người chăm sóc sẽ thực hiện nhằm hỗ trợ người bệnh nếu có các tác dụng phụ xảy ra.

Người bệnh và người nhà cần cho nhân viên y tế biết về tất cả tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị và kết thúc điều trị, kể cả khi người bệnh và người nhà nghĩ các tác dụng phụ này không nghiêm trọng. Ngoài tác dụng phụ, các vấn đề về cảm xúc, tài chính đã được đề cập ở trên cũng cần được đưa ra khi tái khám cùng với bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan