Điều trị ung thư tuyến tụy: Tại sao rất khó khăn?

Ung thư tuyến tụy là một trong những căn bệnh ung thư có mức độ nghiêm trọng cao, tỷ lệ tử vong cao. Căn bệnh này có xu hướng phát triển và ngày một phổ biến. Hơn nữa, việc phát hiện sớm ung thư ngay trong giai đoạn đầu là rất khó, do đó tiên lượng sống của bệnh nhân thường không nhiều.

1. Ung thư tuyến tụy là gì?

Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư ác tính xảy ra ở tuyến tụy, một cơ quan nội tiết có nhiều chức năng trọng yếu nằm ngay phía sau dạ dày, và gần với túi mật.

Trong cơ thể, tuyến tụy nhận nhiệm vụ sản xuất ra các enzyme tiêu hóa, và hai hormone gồm insulin và glucagon giúp điều hòa mức đường huyết. Khi mắc ung thư tuyến tụy, các tế bào ở các mô tuyến tụy sẽ hoạt động không đúng cách, phân chia và tăng trưởng ngoài tầm kiểm soát. Vào giai đoạn cuối, chúng sẽ di căn sang các khu vực khác của cơ thể, và gây ra tử vong.

Mặc dù đây là một căn bệnh ung thư hiếm gặp, tuy nhiên mức độ nguy hiểm của nó lại rất cao, vì hầu hết các bệnh nhân đều phát hiện ra ung thư ở giai đoạn cuối, do đó tỷ lệ tử vong cũng rất lớn. Cho dù ung thư tuyến tụy được điều trị thì tiên lượng sống của bệnh nhân chỉ đạt được từ 3-5 năm. Đối với các trường hợp ung thư giai đoạn cuối, đa số các bệnh nhân chỉ sống được không quá một năm.

2. Các loại ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy bao gồm hai loại chính:

2.1 Ung thư tuyến tụy ngoại tiết

Ung thư tuyến tụy ngoại tiết chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các trường hợp được chẩn đoán là ung thư tuyến tụy. Loại ung thư này thường khởi phát từ phần ngoại tiết của tuyến tụy, nơi chuyên sản xuất ra các enzym tiêu hóa. Một số bệnh lý ác tính khác liên quan đến ung thư tuyến tụy ngoại tiết, bao gồm:

2.2 Ung thư tuyến tụy nội tiết

Đây là dạng ung thư tuyến tụy có mức độ phổ biến ít hơn. Nó thường ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sản xuất hormone của tuyến tụy. Đa phần, các khối u ở dạng này đều là u lành tính, và ít có khả năng xâm lấn sang các cơ quan khác hơn so với ung thư biểu mô tuyến tụy.

3. Nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy

kháng insulin biểu hiện của béo phì
Béo phì có thể gây ung thư tuyến tụy

Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư tuyến tụy vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra các loại ung thư tuyến tụy, bao gồm:

  • Đột biến gen: tình trạng này đã khiến cho các tế bào của tuyến tụy phân chia một cách bất thường và mất kiểm soát, từ đó gây ra các khối u ác tính và dẫn đến ung thư. Đột biến gen thường mang tính chất di truyền qua các thế hệ trong cùng một gia đình. Các nhà nghiên cứu cho biết, có khoảng 5-10% các trường hợp mắc ung thư tuyến tụy đều có người thân trong gia đình cũng mắc phải tình trạng tương tự.
  • Tuổi tác: tuổi tác càng lớn thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy càng cao. Căn bệnh ung thư này ảnh hưởng chủ yếu đến những người trên 70 tuổi, và hiếm gặp ở độ tuổi trước 40.
  • Môi trường: theo thống kê cho thấy, những người có thói quen hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường có khói thuốc sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn khoảng 20-30% so với những người khác. Ngoài ra, việc tiếp xúc với các chất độc hại như xăng dầu, dung môi, benzidine, thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ cũng làm tăng đáng kể khả năng mắc ung thư tuyến tụy.
  • Giới tính: nam giới là đối tượng dễ bị mắc ung thư tuyến tụy hơn so với nữ giới. Nguyên nhân có thể xuất phát từ chính thói quen hút thuốc lá của họ.
  • Một số yếu tố khác: chẳng hạn như tiểu đường, béo phì, viêm tụy mãn tính cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

4. Các triệu chứng của ung thư tuyến tụy

Trong giai đoạn đầu, ung thư tuyến tụy không có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng cụ thể nào. Các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện khi các khối u đã phát triển ngày một mạnh hơn, và chèn ép các cơ quan xung quanh. Một số triệu chứng điển hình của ung thư tuyến tụy, bao gồm:

  • Vàng mắt, vàng da: xảy ra do mật bị chèn ép bởi các khối u. Tuy nhiên vàng da do ung thư tuyến tụy không đi kèm với các triệu chứng như sốt, hoặc đau;
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân;
  • Ngứa lòng bàn tay hoặc bàn chân;
  • Thay đổi khẩu vị, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, chán ăn;
  • Đau lưng, đau bụng. Các cơn đau thường lan từ vùng quanh dạ dày cho đến lưng. Đây là một tín hiệu xấu, cho biết khối u đã xâm lấn vào các đám rối tạng phía sau phúc mạc;
  • Túi mật phình to;
  • Phân lỏng, có màu sậm: khi ống tụy bị các khối u đầu tụy chèn ép sẽ dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, phân có lẫn mỡ;
  • Chảy máu đường tiêu hóa, nôn mửa.
vàng da
Vàng da là triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tụy

>>Xem thêm: Xét nghiệm sinh học phân tử trong chẩn đoán ung thư tuỵ– Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

5. Điều trị ung thư tuyến tụy: Tại sao rất khó khăn?

Ung thư tuyến tụy là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất. Ngay cả khi điều trị tích cực thì tiên lượng sống của bệnh nhân cũng rất thấp.

Có nhiều yếu tố đã ngăn chặn cơ hội “chiến thắng” ung thư của những bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy. Các yếu tố này bao gồm:

  • Khó phát hiện ra bệnh sớm: rất ít các trường hợp ung thư tuyến tụy được phát hiện ngay trong giai đoạn đầu - khi các tế bào ung thư có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Ngoài ra, các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư tuyến tụy như: đau bụng trên, vàng da, vàng mắt và sụt cân thường không xảy ra cho đến khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng. Mặt khác, hiện nay không có các xét nghiệm sàng lọc hiệu quả đối với ung thư tuyến tụy. Do đó, nếu bạn hoặc gia đình có tiền sử mắc ung thư tuyến tụy, hay bất kỳ loại ung thư nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để xem xét thực hiện các xét nghiệm di truyền, hoặc thăm khám kiểm tra định kỳ.
  • Ung thư tuyến tụy có xu hướng lây lan nhanh chóng: tuyến tụy đóng vai trò là điểm nối giữa các cơ quan quan trọng trong bụng con người. Chính điều này đã khiến cho các khối ung thư dễ dàng lây lan sang những cấu trúc này và các khu vực khác của cơ thể. Thông thường, ung thư tuyến tụy có xu hướng lây lan sang các cơ quan lân cận, ví dụ như túi mật, gan và ruột trong giai đoạn đầu của bệnh.
  • Khả năng tái phát ung thư cao: ngay cả khi các khối u ác tính được loại bỏ bởi phương pháp phẫu thuật, thì ung thư tuyến tụy vẫn có nguy cơ cao tái phát trở lại.
Ung thư tuyến tụy
Điều trị ung thư tuyến tụy còn gặp rất nhiều khó khăn

6. Làm thế nào để phòng ngừa ung thư tuyến tụy?

Mặc dù không có một nguyên tắc phòng ngừa chuẩn xác nào dành cho bệnh ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, các chuyên gia thường khuyến cáo mọi người nên thực hiện một số phương pháp sau đây nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Từ bỏ thuốc lá, cũng như hạn chế tiếp xúc với môi trường có khói thuốc;
  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, đồng thời hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo;
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp;
  • Thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Viêm tụy cấp nặng: Có thể nhịn ăn giúp tuyến tụy nghỉ ngơi
    Các thông tin cần biết về tuyến tụy

    Tuyến tụy là một cơ quan tuyến nằm trong bụng gần gan và một phần của ruột non. Mặc dù tuyến tụy là một phần của hệ thống tiêu hóa nhưng nhiều người chưa hiểu rõ về tuyến tụy và ...

    Đọc thêm
  • Các biện pháp hỗ trợ trong điều trị viêm tụy cấp
    Các biện pháp hỗ trợ trong điều trị viêm tụy cấp

    Viêm tụy cấp, căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng xấu đến tính mạng. Vì vậy, bạn nên chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ với chế độ sinh hoạt, ăn uống và lối sống lành mạnh. ...

    Đọc thêm
  • U tuyến tụy
    Tổng quan về viêm tụy tự miễn

    Viêm tụy tự miễn là một nguyên nhân không phổ biến của viêm tụy mãn tính và tái phát. Nó xảy ra do quá trình tự miễn dịch chính của tuyến tụy hoặc là thành phần thứ cấp của rối ...

    Đọc thêm
  • Đau bụng bất thường kéo dài
    Nang giả tụy và ổ hoại tử có vách

    Nang giả tụy và ổ hoại tử có vách là tình trạng cần phải được phát hiện, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời để ngăn ngừa nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

    Đọc thêm
  • chirhostim
    Công dụng thuốc Chirhostim

    Thuốc Chirhostim là thuốc có thành phần chính là secretin. Thuốc Chirhostim được sử dụng để kích thích tuyến tụy bài tiết để xem tuyến tụy có hoạt động đúng không, từ đó giúp chẩn đoán hoặc tìm ra các ...

    Đọc thêm