Những việc nên làm ở thời điểm phát hiện mắc ung thư

Khi mới bị chẩn đoán bị ung thư, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ xem mình có bao nhiêu thời gian để đưa ra quyết định lựa chọn phác đồ điều trị và bắt đầu điều trị ung thư.

1. Làm gì khi biết mình bị ung thư?

1.1. Trao đổi với bác sĩ về bệnh tình

Trong đa số trường hợp, bệnh nhân bị ung thư cần thêm chút thời gian để tìm kiếm, tham khảo và thậm chí thảo luận về phác đồ điều trị của mình để có được quyết định sáng suốt nhất.

Nhiều người cho rằng việc nói chuyện với các bác sĩ thường rất khó khăn, do chủ đề về ung thư luôn chứa đựng nhiều ngôn ngữ chuyên môn phức tạp. Cả bệnh nhân và bác sĩ đều gặp khó khăn trong việc trao đổi thông tin bệnh tình, từ đó khiến cho quá trình giao tiếp trở nên không hiệu quả.

Bác sĩ Ann O’Mara – trưởng khoa Nghiên cứu Chăm sóc Giảm nhẹ thuộc phân khoa Phòng ngừa Ung thư của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute – NCI) cho biết:

"Việc trao đổi một cách cởi mở luôn là chìa khóa quan trọng trong mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, vừa giúp bệnh nhân có thêm nhiều thông tin hữu ích, đồng thời giúp cho bác sĩ hiểu rõ hơn về cảm xúc người bệnh của mình".

Người đồng tính nữ nên khám sức khỏe định kỳ
Bệnh nhân nên trao đổi tình trạng với bác sĩ một cách cởi mở hơn

1.2. Hiểu rõ các triệu chứng bệnh của mình

Bệnh nhân bị ung thư nên ghi lại những triệu chứng của mình vào một cuốn sổ. Hãy tự đặt ra các câu hỏi và trả lời để kiểm tra kiến thức của bản thân về bệnh ung thư đang mắc phải:

  • Tên chính xác của bệnh ung thư mà bạn mắc phải là gì? – Ví dụ: ung thư dạ dày
  • Bệnh ung thư của bạn đang ở giai đoạn nào? – Ví dụ giai đoạn 3A.
  • Chúng ta đã biết những gì về căn bệnh này để đưa ra quyết định điều trị như thế nào? – Ví dụ như dấu chuẩn sinh học (biomarker) hay

1.3. Biết những rủi ro của các liệu pháp điều trị

Bệnh nhân bị ung thư cần tìm ra lời giải đáp cho các câu hỏi sau:

  • Liệu pháp điều trị này có những tác dụng phụ nào và những tác dụng này có thể ngăn ngừa hay kiểm soát như thế nào?
  • Liệu pháp này sẽ được tiến hành như thế nào?
  • Thời gian điều trị trong bao lâu?

1.4. Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia khác

Mọi bệnh nhân bị ung thư đều có quyền hỏi và xem xét, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia khác. Bác sĩ điều trị cũng mong muốn bệnh nhân làm như vậy. Thông thường, mọi người thường xin ý kiến từ một bác sĩ ở trung tâm điều trị hoặc người có chuyên môn y khoa để tìm kiếm nhiều phương pháp chăm sóc cũng như biết thêm những thông tin mới về căn bệnh ung thư mà họ đang mắc phải.

1.5. Đi khám bác sĩ cùng bạn bè hay người thân

Người thân hoặc bạn bè có thể giúp bệnh nhân bị ung thư lắng nghe, ghi lại những điều quan trọng, hỏi những câu hỏi cần thiết và cũng giúp có thêm động lực tiếp tục trị bệnh. Nếu có mọi người xung quanh đi cùng, tinh thần cũng thoải mái hơn khi phải gánh chịu một mình.

Hãy nói chuyện với bạn bè thân thiết và gia đình về vấn đề bạn gặp phải, họ sẽ giúp đỡ và ủng hộ bạn vượt qua giai đoạn khó khăn về mặt tinh thần. Đầu tiên cần nói chuyện với những người bạn thân nhất hoặc gia đình trước. Sau đó, hãy lập ra một danh sách những người mà có thể tin cậy để chia sẻ.

1.6. Chuẩn bị tài chính để điều trị bệnh lâu dài

Bệnh nhân nên tham khảo các nhân viên tư vấn tài chính hay xã hội để biết về hóa đơn thăm khám bác sĩ, viện phí, chi phí phẫu thuật, chi phí điều trị ung thư và các loại thuốc cũng như dịch vụ chăm sóc hỗ trợ khác. Nên xem xét nơi điều trị sao cho đạt hiệu quả cao nhất với căn bệnh ung thư mình mắc phải và phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình cũng như các vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế.

Khi bị chẩn đoán bị ung thư, bệnh nhân sẽ không rơi vào trạng thái suy sụp nếu thực hiện các lời khuyên trên. Tất cả chúng ta đều không tránh khỏi mắc bệnh ở một thời điểm nhất định trong cuộc đời. Thế nên, cần duy trì thái độ sống tích cực kết hợp với điều trị nghiêm túc để có thể hồi phục nhanh chóng nhé.

Ung thư
Bệnh nhân ung thư rất cần sự chia sẻ về mặt tinh thần

2. Làm gì khi biết người thân bị ung thư

2.1. Tôn trọng bệnh nhân

Trong quá trình điều trị bệnh, bị ung thư có thể khiến người bệnh trở nên gầy yếu, xanh xao, tóc, lông mày rụng... Tuy nhiên, gia đình không nên tỏ ra quá lo lắng vì hiện nay có những phương pháp giúp bệnh nhân bị ung thư vẫn tươi khỏe bằng cách đội tóc giả, tô son, kẻ lông mày...

Ngoài ra, gia đình không nên thay quần áo, tã hay khăn trải giường của họ khi đang có nhiều người đến thăm. Dù bệnh nhân bị ung thư đang trải qua những ngày cuối cùng trong tình trạng hôn mê, nhưng khi muốn nói về tình trạng bệnh của bệnh nhân bị ung thư, gia đình nên đi ra khỏi phòng, tránh đứng tại giường bệnh thảo luận, đặc biệt là có những ý chê trách vì đã không chú ý đến sức khỏe của bản thân.

2.2. Cho phép bản thân đau buồn

Khi bệnh nhân bị ung thư rời xa, việc chấp nhận sự thiếu vắng cũng như vượt qua nỗi đau có thể rất khó khăn và không bao giờ kết thúc. Hãy để bản thân được thể hiện cảm xúc, đừng cố gắng chịu đựng vì sẽ khiến bản thân bạn mệt mỏi hơn. Mỗi người có cách để làm lành vết thương của mình theo những cách khác nhau. Thời gian sẽ giúp gia đình xóa mờ nỗi đau này nhưng cần phải từ từ và nhẹ nhàng với bản thân vì không có cách nào có thể giúp bạn vượt qua sự đau đớn một cách nhanh chóng.

2.3. Đừng tạo ra hy vọng giả

Gia đình không cho bệnh nhân bị ung thư biết kết quả chẩn đoán ung thư vì không muốn người thân đau buồn, suy nghĩ tuyệt vọng... Gia đình nói dối và từ chối cho người thân biết tình trạng bệnh thật sự của mình.

Tuy nhiên, bệnh nhân bị ung thư có thể sẽ đoán được bệnh tình khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như chảy máu, đau nhức... Khi biết được sự thật, bệnh nhân bị ung thư sẽ trở nên thất vọng hơn và đưa ra những quyết định không đúng đắn, ví dụ như bỏ nhà đi, tự tử... Thay vì như vậy, gia đình hãy cùng bệnh nhân bị ung thư đối diện với bệnh tình và cùng học cách chấp nhận sự thật.

3. Địa chỉ khám sức khỏe tâm lý cho bệnh nhân bị ung thư

Vinmec Times City
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2019, có chức năng khám, tư vấn và điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm lý. Với trang thiết bị hiện đại, Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý Vinmec hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm:

  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Văn Phi - Bác sĩ chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với kinh nghiệm 7 năm làm việc với các vị trí là giảng viên bộ môn Tâm thần - Đại học Y Hà Nội, Bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội & Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương, đồng thời là thành viên của Hội Tâm thần học Việt Nam.
  • ThS. Bác sĩ Phạm Thành Luân - Bác sĩ chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm thần, được đào tạo tại các trường Đại học uy tín, thực hành chuyên sâu về chuyên môn tại Cộng Hòa Pháp.
  • ThS. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến - Bác sĩ chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 6 năm là giảng viên Bộ môn Tâm thần - Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cùng với kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm thần như: Rối loạn cảm xúc, các rối loạn liên quan stress và rối loạn dạng cơ thể, các rối loạn phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên & thời kỳ sinh đẻ....

Cùng với việc kết hợp triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị, nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan