Tạo hình xoay trong điều trị ung thư xương

Hiện nay có một số phương pháp phẫu thuật có thể được sử dụng trong điều trị ung thư xương như phẫu thuật cắt cụt chi, phẫu thuật bảo tồn chi và phẫu thuật tạo hình xoay. Phẫu thuật tạo hình xoay thường được sử dụng cho đối tượng trẻ em, vì xương trẻ vẫn tiếp tục phát triển theo thời gian. Đây là một thủ thuật phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao.

1. Phẫu thuật tạo hình xoay trong điều trị ung thư xương là gì?

Ung thư xương là một loại ung thư hiếm gặp. Có khoảng 750-900 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm ở Hoa Kỳ. Ung thư xương là loại ung thư thường gặp ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên bệnh gây ảnh hưởng đến xương chân và tay. Điều trị ung thư xương là liệu pháp đa mô thức phức tạp, có thể cần kết hợp giữa phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Liệu pháp điều trị cụ thể phụ thuộc vào kích thước, vị trí của khối u, mức độ của khối u và liệu có di căn hay không. Mục tiêu của phẫu thuật trong điều trị ung thư xương là loại bỏ tất cả các tế bào ung thư và hạn chế ảnh hưởng tới các vùng khác. Có nhiều loại phẫu thuật ung thư xương khác nhau. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào vị trí ung thư và mức độ lây lan của khối u. Phẫu thuật tạo hình xoay là một thủ thuật có thể được sử dụng trong điều trị ung thư xương ở vùng đầu gối hoặc khớp gối. Phần dưới của xương đùi (xương dài ở đùi), đầu gối và xương chày trên (xương dưới đầu gối) được phẫu thuật cắt bỏ. Chân dưới sau đó được xoay hoặc quay 180 độ (quay mặt về phía sau), đó là lý do tại sao được gọi là phương pháp xoay.

Phẫu thuật tạo hình xoay thường được sử dụng ở trẻ em dưới 12 tuổi, vì xương sẽ tiếp tục phát triển. Đây là một lựa chọn tốt cho trẻ em vẫn đang phát triển. Trẻ nhỏ cũng có khả năng học hỏi và thích nghi tốt hơn với chức năng mới của mắt cá chân. Một số trẻ lớn hơn hoặc người lớn cũng có thể phẫu thuật tạo hình xoay. Thủ thuật này có thể được áp dụng cho những người cần cắt cụt trên đầu gối do kích thước của khối u. Một điều quan trọng trong phẫu thuật tạo hình xoay là các dây thần kinh có thể được bảo tồn vì chúng cần thiết cho chức năng mắt cá chân/bàn chân.

2. Phẫu thuật tạo hình xoay được thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật tạo hình xoay là một thủ thuật phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Trong quá trình phẫu thuật tạo hình xoay, một phần của xương chân và xương đùi có chứa khối u sẽ được loại bỏ. Bác sĩ cũng có thể cắt thêm một số xương khỏe mạnh để có đảm bảo loại sạch các tế bào ung thư. Các xương được cắt bỏ thường bao gồm một số phần dưới của xương đùi, khớp gối và một số phần trên của cẳng chân (xương chày). Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện tạo hình xương bằng cách xoay phần dưới của chân (bao gồm cả bàn chân và mắt cá chân) 180 độ về phía sau để tạo ra một “khớp gối” mới và gắn vào đùi. Khớp mắt cá chân gắn liền sẽ hoạt động như một đầu gối mới. Bác sĩ sẽ sử dụng chân giả cho cẳng chân và bàn chân. Kết quả thường giúp bệnh nhân hoạt động rất tốt trong các hoạt động thể dục, thể thao và sinh hoạt hàng ngày.

3. Lợi ích của phương pháp phẫu thuật tạo hình xoay là gì?

So với các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật tạo hình xoay có khá nhiều ưu điểm. Tuy nhiên không phải ai cũng là đối tượng phù hợp cho loại phẫu thuật này. Trẻ em sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi trưởng thành. Do vậy một lợi ích của loại thủ thuật này là xương sẽ tiếp tục phát triển theo thời gian. Điều này giúp bệnh nhân hoạt động thể chất dễ dàng hơn. Chân giả được sử dụng với phương pháp tạo hình xoay sẽ được lắp và thay đổi khi bệnh nhân lớn lên. Các giải pháp thay thế cho phẫu thuật tạo hình xoay bao gồm phẫu thuật cấy ghép đầu gối giả và cắt cụt chi. Các loại phẫu thuật này hạn chế hoạt động của bệnh nhân và các hoạt động thể thao gắng sức. Nếu trẻ phải cấy ghép đầu gối giả, chúng thường phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật trong tương lai khi chúng lớn dần lên. Nhiều trẻ em được phẫu thuật tạo hình xoay vẫn có thể vận động bình thường, tham gia các hoạt động thể chất như bóng đá, bóng rổ, chạy, trượt tuyết, đi xe đạp,...

Ngoài ra, phẫu thuật tạo hình xoay còn duy trì chức năng của các dây thần kinh và mạch máu. Do vậy hiện tượng đau chân tay “ảo” (đau sau khi cắt cụt chi) không phải tác dụng phụ của loại phẫu thuật này. Để bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật này, các dây thần kinh tọa và các dây thần kinh sống quan trọng khác ở cẳng chân phải còn nguyên vẹn và hoạt động được.

4. Những rủi ro khi phẫu thuật xoay vòng là gì?

Giống như bất kỳ quy trình phẫu thuật nào cũng có những rủi ro và tác dụng phụ khi phẫu thuật tạo hình xoay. Đây là một thủ thuật mang tính chuyên môn cao và không được thực hiện thường xuyên. Điều quan trọng là phải phẫu thuật ở trung tâm chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm. Rủi ro và tác dụng phụ của phẫu thuật tạo hình xoay có thể phụ thuộc vào quy trình, vì một số bệnh nhân có thể cần tái tạo mạch máu rộng hơn. Các rủi ro bệnh nhân có thể gặp phải khi thực hiện thủ thuật này bao gồm:

  • Phản ứng với thuốc gây mê. Thuốc gây mê là loại thuốc được dùng để giúp bạn ngủ trong suốt cuộc phẫu thuật và kiểm soát cơn đau. Các phản ứng với thuốc mê có thể bao gồm thở khò khè, phát ban, sưng tấy và huyết áp thấp.
  • Chảy máu
  • Tạo cục máu đông.
  • Nhiễm trùng
  • Vết thương lâu lành
  • Tổn thương dây thần kinh hoặc các vấn đề liên quan tới việc tưới máu cho cẳng chân được ghép.
  • Sự kết hợp xương kém dẫn đến phải phẫu thuật nhiều hơn.

5. Sau phẫu thuật tạo hình xoay bệnh nhân sẽ phục hồi như thế nào?

Quá trình hồi phục sau phẫu thuật tạo hình xoay sẽ cần thời gian nằm viện, thường lên đến một tuần. Hầu hết bệnh nhân sẽ được bó bột về nhà. Thời gian bó bột sẽ phụ thuộc vào tốc độ lành của xương. Nếu bệnh nhân đang được hóa trị, việc phục hồi có thể lâu hơn. Khi xương và vết thương đã lành, bệnh nhân có thể được lắp chân giả. Trong thời gian này, bệnh nhân có thể cần đến nạng hoặc xe lăn để đi lại.

Vật lý trị liệu là một phần quan trọng của quá trình hồi phục sau phẫu thuật tạo hình xoay. Liệu pháp này giúp bệnh nhân học cách sử dụng khớp mắt cá chân như khớp gối, cách đi lại với chân mới và cách đeo/điều chỉnh chân giả. Quá trình này cần một chút thời gian và công sức của cả bệnh nhân cũng như người nhà. Thời gian điều trị có thể thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Đặc biệt khi trẻ lớn lên, chúng sẽ cần một bộ phận giả mới và do đó có thể cần một thời gian ngắn vật lý trị liệu khi lắp một bộ phận giả mới.

Tóm lại, phẫu thuật tạo hình xoay là một lựa chọn cho những bệnh nhân có khối u xương ở chân, đặc biệt là những bệnh nhân nhỏ tuổi. Cũng giống như những loại phẫu thuật khác, tạo hình xoay cũng tiềm ẩn một số rủi ro như chảy máu, nhiễm trùng, huyết khối,... Điều quan trọng là bệnh nhân cần giữ tinh thần lạc quan, duy trì lối sống lành mạnh và cố gắng luyện tập vật lý trị liệu để nhanh chóng hồi phục.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam trang bị phòng Hybrid Discovery IGS 730 (của hãng GE Healthcare - Mỹ) đảm bảo thực hiện được các kỹ thuật khó và phức tạp. Đây là hệ thống phòng mổ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, tích hợp phòng mổ và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến (Máy chụp mạch, máy chụp cắt lớp, máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp mạch máu số hóa xóa nền...) Việc kết hợp các thiết bị chẩn đoán hình ảnh ngay trong phòng mổ sẽ giúp tránh được việc phải vận chuyển bệnh nhân tới các khu vực chiếu chụp khác nhau ở bệnh viện. Bệnh nhân được chẩn đoán và phẫu thuật ngay trong phòng mổ, chất lượng của các ca phẫu thuật sẽ được đảm bảo tốt, giúp tiết kiệm thời gian, tăng cường an toàn cho người bệnh, đặc biệt là ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

163 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan