Tìm hiểu về ung thư đầu mặt cổ

Các loại ung thư khu vực đầu và cổ thường bắt đầu trong các tế bào vảy, trên bề mặt niêm (ví dụ, bên trong miệng, mũi và cổ họng). Ung thư tế bào vảy còn được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy ở đầu và cổ.

1. Phân loại ung thư đầu cổ

Ung thư đầu, cổ bắt đầu khi các tế bào ở một phần của đầu hoặc cổ phát triển ngoài tầm kiểm soát và lấn ra khỏi các tế bào bình thường. Các tế bào ung thư ở đầu hoặc cổ đôi khi có thể di căn đến phổi và phát triển ở đó.

Bệnh ung thư của đầu và cổ được phân loại theo khu vực mà nó bắt đầu phát triển. Bao gồm các khu vực sau:

1.1 Khoang miệng

Bao gồm môi, hai phần ba phía trước của lưỡi, nướu, lớp lót bên trong má và môi, dưới lưỡi, vòm miệng và khu vực nhỏ của nướu đằng sau răng khôn.

1.2 Cổ họng

Hầu họng là một ống rỗng bắt đầu sau mũi và dẫn đến thực quản. Nó có ba phần: vòm họng, hầu họng và phần dưới của hầu họng.

1.3 Thanh quản

Thanh quản được hình thành bởi sụn ngay bên dưới hầu họng ở cổ. Thanh quản chứa các dây thanh âm. Nó cũng có một mảnh mô nhỏ, được gọi là biểu mô, di chuyển để che phủ thanh quản để ngăn thức ăn đi vào đường dẫn khí.

Thanh quản
Vị trí thanh quản

1.4 Các xoang cạnh mũi và khoang mũi

Đây là những khoảng rỗng nhỏ trong xương đầu bao quanh mũi. Khoang mũi là không gian rỗng bên trong mũi.

1.5 Các tuyến nước bọt

Các tuyến nước bọt chính nằm ở sàn miệng và gần xương hàm, là nơi sản xuất nước bọt.

2. Nguyên nhân gây ra ung thư đầu và cổ

2.1 Sử dụng rượu và thuốc lá

Sử dụng rượu và thuốc lá là hai yếu tố nguy cơ cao nhất đối với ung thư vùng đầu và cổ, đặc biệt là ung thư khoang miệng, vòm họng, và thanh quản.

2.2 Vi rút gây u nhú ở người (HPV)

Ung thư liên quan đến vi rút gây u nhú ở người (HPV), đặc biệt là HPV 16 là một yếu tố nguy cơ đối với một số loại ung thư đầu và cổ, đặc biệt là ung thư vòm họng liên quan đến amidan hoặc đáy lưỡi.

Mụn cóc sinh dục do vi khuẩn HPV chủng 6 và 11 gây ra
Virus HPV

2.3 Phơi nhiễm do yếu tố nghề nghiệp

Một số phơi nhiễm có thể kể đến như tiếp xúc với amiăng và sợi tổng hợp, bụi gỗ hoặc niken hoặc formaldehyde có liên quan đến ung thư thanh quản. Những người làm việc trong ngành xây dựng, kim loại, dệt may, gốm sứ, khai thác gỗ và thực phẩm có thể tăng nguy cơ ung thư thanh quản.

2.4 Các yếu tố nguy cơ khác

Các yếu tố nguy cơ khác của ung thư đầu và cổ bao gồm:

  • Sử dụng các loại thực phẩm được bảo quản hoặc muối cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng.
  • Vệ sinh răng miệng kém có thể là yếu tố nguy cơ yếu đối với bệnh ung thư khoang miệng.
  • Tiếp xúc bức xạ là một yếu tố nguy cơ gây ung thư của tuyến nước bọt
  • Nhiễm vi-rút Epstein-Barr là một yếu tố nguy cơ của ung thư vòm họng và ung thư tuyến nước bọt.

3. Các triệu chứng của ung thư đầu và cổ là gì?

Triệu chứng của ung thư đầu và cổ có thể bao gồm cảm giác đau dai dẳng ở họng, khó nuốt và thay đổi hoặc khàn giọng. Ngoài ra, các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến các khu vực cụ thể của đầu và cổ như:

  • Khoang miệng sẽ xuất hiện một mảng trắng hoặc đỏ trên nướu, lưỡi hoặc niêm mạc miệng; sưng hàm khiến răng giả không vừa vặn hoặc trở nên khó chịu; và chảy máu bất thường hoặc đau trong miệng.
  • Cổ họng trở nên khó thở hoặc khó nói; đau khi nuốt; đau ở cổ hoặc cổ họng không biến mất; đau đầu thường xuyên, đau hoặc ù tai.
  • Các xoang bị chặn; nhiễm trùng xoang mạn tính không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh; chảy máu mũi; nhức đầu thường xuyên, sưng hoặc các vấn đề khác với mắt; đau ở răng hàm trên.
  • Sưng dưới cằm hoặc quanh xương hàm, tê hoặc tê liệt các cơ ở mặt, hoặc đau ở mặt, cằm hoặc cổ không biến mất.
Yếu cơ vùng hầu họng gây khó nuốt
Cổ họng khó nuốt và đau cảnh báo ung thư đầu và cổ

4. Cách giảm nguy cơ phát triển ung thư đầu và cổ

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia
  • Vệ sinh răng miệng tốt và tránh nhiễm trùng đường miệng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đầu và cổ liên quan đến HPV. Tuy nhiên, vẫn chưa có loại vắc-xin nào được phê chuẩn để phòng ngừa ung thư vòm họng.
  • Khi có những biểu hiện bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán.

5. Chẩn đoán và điều trị ung thư đầu và cổ

Để chẩn đoán ung thư đầu và cổ bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tiền sử mắc bệnh, đánh giá thể chất và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Việc thực hiện các xét nghiệm tùy thuộc vào các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể người bệnh.

Điều trị ung thư đầu và cổ có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp điều trị đích hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

Phương pháp xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính
Điều trị ung thư đầu và cổ bằng phương pháp xạ trị

6. Tác dụng phụ của điều trị ung thư đầu và cổ

  • Bệnh nhân sau khi phẫu thuật ung thư đầu và cổ thường thay bị đổi khả năng nhai, nuốt hoặc nói chuyện. Mặt và cổ của bệnh nhân có thể bị sưng sau khi phẫu thuật, nhưng những biểu hiện sưng thường biến mất trong vòng một vài tuần.
  • Đối với bệnh nhân phẫu thuật cắt thanh quản hoặc các phẫu thuật khác của cổ và cổ họng có thể cảm thấy tê vì dây thần kinh đã bị cắt. Nếu các hạch bạch huyết ở cổ bị loại bỏ thì vai và cổ của bệnh nhân có thể trở nên yếu hơn bình thường.
  • Bệnh nhân điều trị bức xạ có thể bị đỏ, kích ứng và lở loét trong miệng, khô miệng, khó nuốt, thay đổi khẩu vị, buồn nôn. Các vấn đề khác có thể xảy ra trong quá trình điều trị là mất vị giác, có thể làm giảm sự thèm ăn và ảnh hưởng đến dinh dưỡng và đau tai.

7. Các phương pháp điều trị phục hồi sau điều trị đối bệnh nhân ung thư đầu và cổ

Phục hồi chức năng là một phần rất quan trọng của quá trình giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường.

Tùy thuộc vào vị trí của ung thư và loại điều trị, các phương pháp phục hồi chức năng có thể bao gồm vật lý trị liệu, tư vấn chế độ ăn uống, trị liệu ngôn ngữ. Đối với bệnh nhân đã thực hiện phẫu thuật cắt thanh quản thì sẽ được gắn một lỗ mở vào khí quản để bệnh nhân có thể thở sau khi cắt thanh quản. Đối với bệnh nhân bị ung thư khoang miệng, sau khi điều trị, bệnh nhân có thể cần phải tiến hành phẫu thuật tái tạo và phẫu thuật thẩm mỹ để xây dựng lại xương hoặc mô.

Bệnh nhân cũng có thể sẽ gặp khó khăn khi nói sau điều trị và cần được trị liệu về ngôn ngữ. Trị liệu ngôn ngữ thường vẫn được tiếp tục sau khi bệnh nhân trở về nhà.

Quá trình ăn uống cũng có thể trở nên khó khăn hơn sau khi bệnh nhân điều trị ung thư đầu và cổ. Một số bệnh nhân cần phải dùng ống dẫn thức ăn cho ăn cho đến khi họ có thể tự ăn.

8. Chăm sóc và theo dõi sau khi điều trị

Tùy thuộc vào loại ung thư, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra y tế phù hợp như kiểm tra lỗ khí, khám răng định kỳ,... Đôi khi, bác sĩ có thể sẽ thực hiện kiểm tra thể chất hoàn chỉnh, xét nghiệm máu, chụp x-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ cũng có thể sẽ theo dõi chức năng tuyến giáp và tuyến yên của bệnh nhân nếu bệnh nhân được điều trị bằng bức xạ.

Chụp PET/CT
Chụp cắt lớp vi tính (CT) giúp kiểm tra thể chất hoàn chỉnh
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan