Triệu chứng của ung thư dạ dày dễ nhầm với bệnh nào?

Ung thư dạ dày là bệnh ác tính khá phổ biến, và có tỷ lệ tử vong khá cao, chỉ sau ung thư gan, ung thư phổi. Hơn nữa, ung thư dạ dày đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Tuy nhiên, các triệu chứng của ung thư dạ dày dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày. Vì vậy, nhận biết đúng triệu chứng của bệnh và xử trí kịp thời giúp người bệnh tránh được các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

1. Bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào trong dạ dày của cơ thể phát triển một cách bất thường, mất kiểm soát và dẫn đến việc hình thành các khối u trong dạ dày. Khi các khối u này tiến triển, thì các khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh các cơ quan khác và di căn đến nhiều cơ quan xa khác. Từ đó gây tác động xấu tới sức khoẻ của người bệnh, thậm chí có thể gây ra tử vong. Quá trình này có thể diễn ra trong vài tháng hoặc vài năm. Bệnh gây tỷ lệ tử vong khá cao, và thường khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây nên tình trạng ung thư dạ dày có mối liên quan đến hút thuốc và chế độ dinh dưỡng chứa nhiều muối. Hàm lượng nitrat có nhiều trong thành phần bữa ăn có thể được vi khuẩn trong dạ dày chuyển hóa thành nitrit - là hợp chất gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, phá huỷ niêm mạc dạ dày và gây tổn thương tiền ung thư. Hoặc một số trường hợp người bệnh bị béo phì có thể dễ bị mắc ung thư phần tâm vị hơn so với người bình thường. Một số trường hợp do tỷ lệ gen di truyền viêm teo dạ dày từ mẹ sang con cùng với sự đột biến của gen di truyền của e cadherin gene hoặc mắc các hội chứng di truyền khác. Ung thư dạ dày có tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp hai lần so với nữ giới.

2. Những dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư dạ dày

Loét dạ dày tá tràng không phải là ung thư nhưng đôi khi loét dạ dày có thể trở thành ung thư dạ dày. Theo các chuyên gia cho biết thì ung thư dạ dày là một loại ung thư bắt đầu trong dạ dày và loại ung thư này khá bổ biến với các loại như ung thư biểu mô tuyến, được phát triển từ các tế bào của lớp trong cùng của dạ dày hay niêm mạc. Trong khi đó, viêm loét dạ dày là những vết loét hở ở đường tiêu hóa trên và có hai loại loét dạ dày tá tràng, và loét dạ dày được hình thành trong niêm mạc dạ dày và loét tá tràng hình thành ở phần trên của ruột con. Những vết loét này có thể do sự mất cân bằng giữa acid dạ dày và một loại enzym pepsin cùng với đường tiêu hoá không có khả năng tự bảo vệ khỏi những chất gây nghiện. Các yếu tố gây mất cân bằng hình thành viêm loét dạ dày có thể bao gồm cả nhiễm H. Pylori,... Nhưng ung thư dạ dày lại được gây bởi các yếu tố nguy cơ như giới tính, hút thuốc lá, tuổi cao, tiền sử mắc bệnh thiếu máu ác tính, chế độ ăn thiếu trái cây tươi và rau xanh, sử dụng nhiều thực phẩm có nhiều muối như cá ướp muối, thịt xông khói, tiền sử gia đình ung thư dạ dày, nhiễm trùng Helicobacter Pylori mãn tính, hoặc cắt bỏ dạ dày để điều trị dạ dày lành tính...

Mặc dù vậy, ung thư dạ dày và viêm loét dạ dày cũng đều có những dấu hiệu tương tự như: buồn nôn, chán ăn không rõ nguyên nhân, giảm cân mất kiểm soát, thiếu máu. Các triệu chứng của thiếu máu sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và đây cũng là triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối, thiếu năng lượng, yếu, tim đập loạn nhịp, da xanh xao nhợt nhạt.

Dấu hiệu của ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn này ung thư dạ dày xuất hiện các triệu chứng có thể không rõ ràng và rất khó có thể xác định được chính xác bệnh. Các dấu hiệu này có thể là:

  • Đau bụng với những cơn đau ban đầu xuất hiện với từng đợt riêng lẻ, khi chuyển sang ung thư thì ngày càng trầm trọng hơn và không thuyên giảm cơn đau bụng mặc dù đã sử dụng thuốc.
  • Bụng trướng to thường là cảm giác đầy bụng bất thường ở bệnh nhân ung thư dạ dày. Và có thể sau khi ăn kèm theo cả cảm giác khó chịu, buồn nôn và bụng to một cách bất thường.
  • Thường xuyên bị ợ nóng. Chứng ợ nóng khá phức tạp, có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày, thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị. Những người bệnh bị ợ nóng có thể bị loét dạ dày và tiềm ẩn mắc ung thư dạ dày cao hơn. Khi người bệnh thường xuyên bị ợ nóng thì sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác nóng rát, buồn nôn hoặc thậm chí đau ngực.
  • Sụt cân nhanh và mất kiểm soát là triệu chứng ung thư dạ dày dễ thấy ở những trường hợp người bệnh mắc ung thư dạ dày tiêu hoá. Có thể trong một thời gian rất ngắn người bệnh có thể sụt 1⁄3 trọng lượng cơ thể.
  • Chán ăn và cơ thể luôn cảm thấy mệt. Khi mắc ung thư dạ dày người bệnh sẽ chán ăn trong một thời gian dài và kèm với triệu chứng khó nuốt, hoặc cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
  • Nôn ra máu có thể triệu chứng đường tiêu hoá và cần được đi kiểm tra ngay.

Dấu hiệu của ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn bao gồm mệt mỏi, buồn nôn và nôn khá nghiêm trọng, giảm cân, thiếu máu, nôn ra máu hoặc vật sẫm màu hoặc đi ngoài phân máu hoặc phân đen.

3. Các phương pháp giúp chẩn đoán ung thư dạ dày

Để chẩn đoán và xác định chính xác ung thư dạ dày thì người bệnh cần thực hiện một số cách dưới đây. Các phương pháp này có thể được thực hiện kết hợp và kiểm tra nhiều lần nhằm đánh giá chính xác tình trạng của bệnh, bao gồm: nội soi dạ dày bằng ống nội soi mềm, siêu âm ổ bụng, siêu âm nội soi dạ dày, sinh thiết dạ dày, chụp cắt lớp vi tính, thực hiện các xét nghiệm máu toàn bộ hoặc xét nghiệm phân, sử dụng các loại chất chỉ điểm khối u.

4. Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

Với sự phát triển y học thì bệnh ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm sẽ được điều trị hoàn toàn. Vì vậy, nếu gặp các dấu hiệu bất thường hoặc có những biểu hiện tương tự như đã nêu thì người bệnh nên đi thăm khám ngay để có thể chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Thêm vào đó có thể áp dụng một số cách giúp phòng ngừa ung thư dạ dày

  • Nên hạn chế thức ăn mặn trong bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm chứa nhiều nitrat và các loại acid amin thứ cấp khi đi vào dạ dày có thể kết hợp với các chất độc và gây ung thư cho cơ thể
  • Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm ướp muối, hun khói, nướng, chiên. Bởi vì khi thực phẩm qua các chế biến này có thể hình thành ra các chất độc có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng.
  • Nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích. Những hợp chất này có thể gây ra nhiều bệnh khác không chỉ riêng ung thư dạ dày
  • Nên bổ sung các chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị của cơ thể, xây dựng chế độ ăn hợp lý và lành mạnh với các chất dinh dưỡng, xơ chất khoáng và vitamin...
  • Nên nghỉ ngơi, luyện tập thể dục điều độ phù hợp với thể trạng của mỗi người
  • Nên duy trì cân nặng lý tưởng và cần giảm cân hợp lý nếu bị béo phì.
  • Nên thực hiện tầm soát ung thư bao gồm cả ung thư dạ dày để sớm phát hiện và điều trị kịp thời

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

609 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan