Hoại tử xương hàm sau xạ trị ung thư đầu cổ

Hoại tử xương hàm là một biến chứng nghiêm trọng của xạ trị trong điều trị ung thư đầu và cổ. Bệnh có thể phát sinh trong 5 năm sau khi điều trị bằng bức xạ. Các dấu hiệu phổ biến của hoại tử xương hàm bao gồm đau, khó nhai, sưng tấy, lỗ rò miệng-da và vết loét không lành.

1. Hoại tử xương sau xạ trị là gì?

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị chính trong ung thư đầu và cổ. Xạ trị tức là sử dụng tia X năng lượng cao để phá hủy tế bào và giết chết các tế bào ung thư hoặc ngăn chúng sinh sản.

Các liều bức xạ được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư cũng có thể làm tổn thương các tế bào bình thường. Đây chính là nguyên nhân gây ra các tác dụng phụ khi xạ trị ung thư đầu cổ.

Hoại tử xương hàm do xạ trị là hiện tượng chết xương sau quá trình xạ trị. Bệnh nhân ung thư đầu cổ có thể được điều trị bằng tia xạ vùng miệng. Do đó, hiện tượng hoại tử xương ở nhóm bệnh nhân này chủ yếu ảnh hưởng đến xương hàm. Bệnh nhân nhận được liều bức xạ càng cao càng có nhiều khả năng bị hoại tử xương hàm. Vì vậy bệnh nhân chỉ nên dùng liều bức xạ thấp nhất có thể để điều trị bệnh và phòng ngừa các tác dụng phụ nghiêm trọng khi điều trị ung thư đầu cổ.

2. Triệu chứng của hoại tử xương hàm là gì?

Hoại tử xương hàm sau xạ trị có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau xương hàm
  • Thay đổi vị giác
  • Thức ăn bị kẹt
  • Thay đổi cảm giác.
  • Những thay đổi trong giọng nói
  • Khó mở miệng.
  • Sưng tấy
  • Loét trong miệng hoặc trên hàm
  • Một lỗ rò bất thường
  • Nhiễm trùng
  • Răng mọc không thẳng hàng
  • Gãy xương hàm không liên quan đến tai nạn hoặc chấn thương
  • Xương lộ ra bên trong miệng

3. Vì sao bệnh nhân bị hoại tử xương hàm sau xạ trị?

Hoại tử xương hàm có lẽ tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của xạ trị ung thư đầu cổ. Tình trạng này xảy ra ở 3-10% bệnh nhân. Quá trình này có thể tự phát hoặc do chấn thương, dẫn đến tổn thương xương và mô mềm không lành, sau đó là hoại tử xương. Các cơ chế dẫn tới hoại tử xương hàm bao gồm:

  • Điều trị bằng bức xạ có thể gây ra hiện tượng giảm thông mạch. Điều này có nghĩa là bức xạ có thể gây hại và đôi khi phá hủy các mạch máu nhỏ. Các mạch máu này cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho xương hàm cùng các mô lân cận để duy trì sự sống và chữa lành sau chấn thương.
  • Bức xạ từ quá trình điều trị có thể gây hại cho nướu bao phủ xương hàm, do đó xương bị lộ ra ngoài. Vì xương không được che phủ nên có nhiều khả năng bị nhiễm trùng và hoại tử.
  • Thói quen ăn uống kém và thực hành nha khoa kém là yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng hoại tử xương, Ngoài ra vệ sinh và dinh dưỡng kém cũng làm trầm trọng thêm tình trạng hoại tử xương hàm ở bệnh nhân.

4. Phòng ngừa hoại tử xương hàm như thế nào?

Hoại tử xương hàm là một tác dụng phụ khi điều trị ung thư đầu cổ. Dưới đây là một số cách bệnh nhân có thể áp dụng để phòng ngừa tình trạng hoại tử xương hàm:

  • Trước khi xạ trị vùng miệng, nha sĩ sẽ khám chuyên sâu về miệng và răng của bệnh nhân. Những răng hư có thể trở thành vấn đề trong tương lai nên được loại bỏ.
  • Trước khi bắt đầu xạ trị, bệnh nhân nên chăm sóc răng miệng thường xuyên. Nên sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa flour. Điều này cũng nên được thực hiện sau khi xạ trị để ngăn chặn nhiễm trùng. Giữ cho răng và nướu khỏe mạnh là điều quan trọng để chữa bệnh đúng cách.
  • Bệnh nhân cũng nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm thực phẩm và đồ uống ít đường.
  • Khám răng định kỳ: Khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường răng miệng và kịp thời điều trị. Hãy chắc chắn rằng bất kỳ lỗ sâu răng hoặc nhiễm trùng nào trong miệng được điều trị càng sớm càng tốt
  • Nếu bệnh nhân bị khô miệng, nha sĩ có thể gợi ý cách thay thế nước bọt và giữ cho miệng luôn ẩm.
  • Lưu ý rằng bệnh nhân không bao giờ được nhổ răng sau khi xạ trị mà không tư vấn với một bác sĩ chuyên khoa ung thư. Khả năng chữa lành của các mô xương đã bị tổn hại do xạ trị, do đó nhổ răng không đúng cách có thể dẫn tới tình trạng hoại tử xương hàm.

5. Điều trị hoại tử xương hàm sau xạ trị ung thư đầu cổ

tác dụng phụ khi điều trị ung thư đầu cổ, khi bị hoại tử xương hàm, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng của từng bệnh nhân. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân một loại thuốc kháng sinh để kiểm soát và điều trị nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ xương chết. Mức độ nặng của tình trạng hoại tử sẽ quyết định loại phẫu thuật. Bệnh nhân có thể cần lấy xương và mô từ phần khác của cơ thể để tái tạo lại những vùng xương đã bị loại bỏ.
  • Liệu pháp oxy cao áp (HBO): Trong một số trường hợp, liệu pháp oxy cao áp được thực hiện trước hoặc sau khi phẫu thuật được thực hiện. Liệu pháp oxy cao áp liên quan đến việc thở oxy tinh khiết trong phòng điều áp. Nó được thực hiện trong một buồng đặc biệt, nơi áp suất bên trong cao hơn áp suất bình thường của khí quyển. Áp suất cao hơn cho phép nhiều oxy đi vào máu hơn, có thể giúp chữa lành các mô bị tổn thương và nhiễm trùng. Liệu pháp oxy cao áp được sử dụng kết hợp với chăm sóc vết thương và phẫu thuật. Kế hoạch điều trị thường bao gồm 20 lần điều trị trước khi phẫu thuật và 10 lần điều trị sau khi phẫu thuật. Kế hoạch điều trị này có thể được điều chỉnh dựa trên tình hình bệnh nhân và mức độ đáp ứng của chứng hoại tử xương với liệu pháp oxy cao áp. Sau xạ trị ung thư đầu cổ, bác sĩ cũng có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện liệu pháp oxy cao áp trước khi nhổ bỏ bất kỳ chiếc răng nào.

Tóm lại, hoại tử xương hàm là một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm của phương pháp xạ trị nhằm điều trị ung thư đầu cổ. Tình trạng hoại tử xương sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để xây dựng kế hoạch chăm sóc tốt giúp ngăn ngừa và điều trị hoại tử xương hàm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: oncolink.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Actorisedron
    Công dụng thuốc Actorisedron

    Thuốc Actorisedron có công dụng điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về thuốc Actorisedron giúp người bệnh tìm hiểu để sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu ...

    Đọc thêm
  • Isotera Injection
    Công dụng thuốc Isotera Injection Concentrate 20mg/ml

    Thuốc Isotera Injection Concentrate 20mg/ml chứa hoạt chất Docetaxel, được chỉ định trong điều trị ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư buồng trứng và ung thư đầu cổ... Cùng tìm hiểu về công ...

    Đọc thêm
  • Vikaone
    Công dụng thuốc Vikaone

    Thuốc Vikaone có thành phần chính là Fluorouracil 250mg/5ml, có tác dụng chống ung thư kìm tế bào loại kháng pyrimidin. Thuốc được dùng dưới dạng tiêm truyền và chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ ...

    Đọc thêm
  • Carbotenol
    Công dụng thuốc Carbotenol

    Carbotenol là thuốc được chỉ định trong điều trị ung thư buồng trứng, phổi cùng một số bệnh lý ung thư thường gặp khác. Do thuốc có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Docefrez
    Tác dụng của thuốc Docefrez

    Docefrez là một loại thuốc kê toa được sử dụng để điều trị các triệu chứng của ung thư vú và một số bệnh lý ung thư khác. Docerez có thể được dùng một mình hoặc với các loại thuốc ...

    Đọc thêm