Thay đổi phác đồ điều trị ung thư phổi có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bố em đang điều trị ung thư phổi. Thời gian gần đây phác đồ điều trị có thay đổi từ 21 ngày xuống 7 ngày. Không biết đây có phải là dấu hiệu khả quan trong quá trình điều trị không? Bác sĩ cho em hỏi thay đổi phác đồ điều trị ung thư phổi có sao không? Nếu em muốn được làm phẫu thuật cho bố thì sức khỏe bố phải đáp ứng được những chỉ tiêu gì? Em cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Thị Thỏa (Hà Nội)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Hải - Bác sĩ Ung bướu - Huyết học - Trung tâm Ung bướu xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Thay đổi phác đồ điều trị ung thư phổi có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bệnh nhân bị ung thư phổi bởi những nguyên nhân sau:

  • Hút thuốc lá: Hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.
  • Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như: Khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.
  • Tiếp xúc với tia phóng xạ: Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.

Những triệu chứng ung thư phổi thường gặp gồm:

  • Bị ho kéo dài không khỏi.
  • Có cảm giác khó thở, thở ngắn, có đờm lẫn máu.
  • Bị đau ngực.
  • Sau một thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể bị gầy sút, mệt mỏi, khàn giọng, khó nuốt, thở khò khè, đau xương thậm chí bị tràn dịch màng phổi.

Điều trị ung thư phổi có nhiều loại phác đồ hóa chất khác nhau, có phác đồ 3 tuần hoặc hàng tuần. Bố bạn có lẽ đã được các bác sĩ thay đổi phác đồ điều trị cho phù hợp và hiệu quả hơn. Nếu bạn mong muốn phẫu thuật ung thư phổi, bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị của bố mình về sự phù hợp: Giai đoạn bệnh, sức khỏe toàn trạng và lợi ích của phẫu thuật.

Nếu bạn còn thắc mắc về ung thư phổi, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

215 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn
    Các loại ung thư phổi: Sự khác biệt giữa nam và nữ

    Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến thứ 2 ở cả nam và nữ. Cho đến nay, bệnh lý này là nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở cả 2 giới, chiếm gần 25% tổng số ca ...

    Đọc thêm
  • Gefitinib
    Công dụng thuốc Gefitinib

    Gefitinib là thuốc chống ung thư phổi không tế bào nhỏ khi bệnh tiến triển tại chỗ hoặc di căn. Tuân thủ chỉ định, liều dùng của thuốc Gefitinib sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và ...

    Đọc thêm
  • thuốc allipem
    Công dụng thuốc Allipem

    Thuốc Allipem 500mg thường được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển cục bộ hoặc di căn sang khu vực khác trong cơ thể. Thuốc có thể kết ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Pexate 500
    Công dụng thuốc Pexate 500

    Thuốc Pexate 500 là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong liệu trình điều trị ung thư phổi. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Pemetrexed với hàm lượng 500. Đây là hoạt chất có ...

    Đọc thêm
  • amivantamab
    Công dụng thuốc Amivantamab

    Thuốc Amivantamab là một loại thuốc mới được đưa vào sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Thuốc được dùng trong trường hợp mà các biện pháp điều trị khác không mang ...

    Đọc thêm