Bệnh cúm ở người mắc hen suyễn

Bệnh cúm mùa là căn bệnh phổ biến ở đường hô hấp, bất cứ ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi. Đối với những người bình thường, căn bệnh này là hoàn toàn lành tính và mất ít thời gian để cơ thể hồi phục. Tuy nhiên, nó lại trở thành một vấn đề đáng lo ngại đối với những người mắc các căn bệnh mãn tính, đặc biệt là người bị hen suyễn.

1. Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và cúm

Hen suyễn là một bệnh lý liên quan đến phổi, xảy ra do tình trạng viêm mãn tính đường hô hấp. Có thể nói, đây là một trong những căn bệnh mãn tính xuất hiện phổ biến nhất ở cả trẻ em và người lớn. Những người mắc bệnh hen suyễn thường xuyên lên các cơn hen do tình trạng viêm dẫn tới phù và co thắt đường hô hấp phổi.

Tác nhân hàng đầu gây ra các cơn hen chính là nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khách quan khác, chẳng hạn như ô nhiễm không khí, vi khuẩn gây bệnh, dị ứng với các hạt trong không khí hoặc các loại hóa chất gây kích thích.

Đối với những bệnh nhân bị hen suyễn thường rất nhạy cảm với bất cứ sự viêm nhiễm hô hấp nào, nhất là bệnh cúm. Vi-rút cúm có thể xâm nhập dễ dàng thông qua đường hô hấp, trong khi người bị hen suyễn lại là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nặng của cúm. Do đó, khi bị nhiễm cúm, nó có thể làm viêm thêm đường hô hấp và phổi, kích thích các cơn hen và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Thêm vào đó, khi bị hen suyễn và cúm cùng một lúc có thể dẫn tới viêm phổi nặng và một số bệnh hô hấp cấp tính khác. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ em và người lớn bị hen suyễn có nhiều khả năng gặp phải biến chứng viêm phổi sau cúm hơn những trường hợp khác không mắc bệnh hen suyễn.

2. Các triệu chứng của bệnh hen suyễn khi mắc kèm bệnh cúm

Hen suyễn
Khó thở và thở khò khè là triệu chứng đặc trưng của bệnh hen suyễn

Như đã đề cập ở trên, những bệnh nhân bị hen suyễn khi mắc thêm bệnh cúm cùng một lúc sẽ khiến cho các triệu chứng của hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể là:

  • Khó thở, hoặc thở khò khè
  • Ho khan, ho dai dẳng kèm theo đờm hoặc dịch nhầy có màu vàng/xanh
  • Sốt cao, cơ thể ớn lạnh
  • Toàn thân mệt mỏi, đau nhức, yếu sức
  • Ho nhiều dẫn tới đau, ngứa họng, đau khi nuốt
  • Niêm mạc mũi khô, nghẹt mũi, sổ mũi
  • Khó chịu khi hít thở
  • Cảm giác đau tức ở ngực khi ho hoặc khi gắng sức để thở
  • Đau do cơ hô hấp co thắt mạnh
  • Đau đầu, đau vùng xương gò má

Khi xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng trên, bạn nên nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm soát cơn hen ngay tại nhà để ngăn chặn cơn hen tiến triển nặng hơn trước. Trong trường hợp không thể làm thuyên giảm được cơn hen, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị cơn hen suyễn cấp tính kịp thời.

3. Biện pháp phòng ngừa các tác nhân gây hen suyễn

Rửa tay
Việc rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm

Những bệnh nhân bị hen suyễn thường có khả năng cao bị nhiễm vi-rút cúm hơn những đối tượng khác. Chính vì vậy, người bị bệnh hen cần đặc biệt chú ý tới sức khỏe cũng như chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tác nhân gây bệnh:

  • Vệ sinh sạch sẽ: việc rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm. Người bị hen suyễn nên rửa tay nhiều lần trong ngày để loại bỏ tối ưu các loại vi khuẩn bám trên tay, ngăn chặn khả năng xâm nhập của chúng vào cơ thể.
  • Chủ động tiêm vắc-xin ngừa cúm: các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng mọi người nên chủ động đi tiêm phòng cúm mỗi năm 1 lần, nhất là những người bị mắc các căn bệnh mãn tính như hen suyễn. Việc tiêm vắc-xin cúm giúp bảo vệ mọi người khỏi bệnh cúm và tránh lây nhiễm cúm sang cho những người xung quanh.
  • Phòng ngừa các triệu chứng của viêm xoang: khi phát hiện ra các triệu chứng của viêm xoang, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để ngăn ngừa cơn hen kịp thời.
  • Không sử dụng chung dụng cụ y tế hỗ trợ điều trị hen suyễn: bởi vì bệnh cúm và một số bệnh lý về đường hô hấp khác có thể lây truyền thông qua hơi thở hoặc nước bọt, do đó, người bệnh cần lưu ý rằng, không nên dùng chung thuốc hoặc các dụng cụ y tế hỗ trợ điều trị hen suyễn với người khác, bao gồm máy xông, ống khí hoặc bình xịt định liều.
  • Tránh ngồi bên lò sưởi và khói thuốc lá: người bị hen suyễn không nên ngồi bên cạnh lò sưởi hoặc khói thuốc lá. Bởi vì khói đốt ra từ than, củi, nến thơm, dầu hỏa hoặc nhang hương đều rất có hại cho bệnh hen suyễn, nguy hiểm nhất chính là khói thuốc lá. Các loại khói này có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh hen suyễn và có ảnh hưởng xấu tới phổi.
  • Tránh hít thở không khí lạnh: khi ra ngoài vào thời tiết lạnh, người bị hen suyễn nên đeo khẩu trang hoặc dùng khăn len để che mũi, miệng nhằm tránh hít phải không khí lạnh dẫn tới nhiễm vi-rút hoặc gây bệnh về đường hô hấp. Đây là các yếu tố làm cho bệnh hen suyễn dễ bị tái phát. Người bệnh cũng nên chú ý cách thở đúng: hít thở bằng mũi thay vì bằng miệng.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh bị mất nước: bệnh nhân cần tuân theo chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ chỉ dẫn, tránh ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng và kích thích cơn hen. Ngoài ra, người bị bệnh hen suyễn nên uống đầy đủ nước mỗi ngày (từ 6-8 ly nước ấm) nhằm tránh bị mất nước. Bù đủ nước cho cơ thể sẽ giúp làm long đờm dễ dàng hơn.

4. Vắc-xin phòng cúm đối với bệnh nhân hen suyễn

Hen suyễn
Người bệnh hen suyễn nên tiêm phòng sớm trước khi dịch cúm bắt đầu

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan