Các triệu chứng của cúm khác gì so với các triệu chứng cảm lạnh?

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh về đường hô hấp gây ra bởi các virus khác nhau. Bởi vì hai loại bệnh này có các triệu chứng tương tự nhau, nên khó phân biệt sự khác biệt giữa chúng. Nhìn chung, cúm nặng hơn cảm lạnh và các triệu chứng dữ dội hơn.

1. Bệnh cúm mùa

Bệnh cúm mùa được biết đến nhiều hơn là một bệnh đường hô hấp trên và nó không giống bệnh cảm lạnh. Bệnh cúm mùa có thể tấn công vào bất cứ lúc nào trong năm và thường theo mùa. Mùa cúm kéo dài từ mùa thu đến mùa xuân, cao điểm trong những tháng của mùa đông.

Trong mùa cúm có thể bị cảm cúm giống như cảm lạnh bằng cách tiếp xúc với những giọt dịch có chứa virus cúm từ người bệnh lây lan qua.

2. Bệnh cảm lạnh

Các triệu chứng của cúm khác gì so với các triệu chứng cảm lạnh?
Bệnh cảm lạnh lan truyền khi ai đó bị bệnh hắt hơi hoặc ho làm bắn những giọt dịch chứa đầy virus bay vào trong không khí

Bệnh cảm lạnh là nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra. Theo Hiệp hội Phổi của Hoa Kỳ có hơn 200 loại virus khác nhau có thể gây bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, theo bệnh viện Mayo, rhinovirus là loại virus khiến cảm lạnh có hiện tượng hắt hơi và sụt sịt. Nó rất dễ lây lan.

Mặc dù có thể bị cảm lạnh bất kỳ lúc nào trong năm, nhưng cảm lạnh chỉ phổ biến hơn trong những tháng mùa đông. Điều này là do virus gây bệnh cảm lạnh phát triển mạnh ở nhiệt độ thấp.

Bệnh cảm lạnh lan truyền khi ai đó bị bệnh hắt hơi hoặc ho làm bắn những giọt dịch chứa đầy virus bay vào trong không khí. Hoặc có thể bị bệnh nếu chạm vào bề mặt (mặt bàn, tay nắm cửa...) mà người bị bệnh đã chạm vào trước đó, sau đó lại đưa tay lên mũi, miệng, mắt. Thời gian truyền nhiễm nhiều nhất trong hai đến bốn ngày đầu tiên sau khi tiếp xúc với virus cảm lạnh.

3. Sự khác nhau giữa triệu chứng của cúm và triệu chứng cảm lạnh

Cả hai loại virus gây cảm lạnh và cúm mùa đều là nhiễm trùng đường hô hấp. Các đơn giản để nhận biết được sự khác biệt của hai bệnh này đó là các dấu hiệu và triệu chứng.

Bệnh cúm mùa Bệnh cảm lạnh
Ho khan
Sốt cao mặc dù không phải ai bị cúm cũng sẽ bị sốt
Viêm họng
Ớn lạnh
Đau cơ
Đau đầu
Nghẹt mũi và chảy nước mũi
Mệt mỏi nghiêm trọng có thể kéo dài đến hai tuần.
Buồn nôn và ói mửa, cũng như tiêu chảy (phổ biến nhất ở trẻ em).
Các triệu chứng cúm xuất hiện nhanh chóng và có thể nghiêm trọng. Chúng thường kéo dài 1 đến 2 tuần.
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
Viêm họng
Hắt xì
Đau đầu hoặc đau nhức cơ thể
Mệt mỏi nhẹ
Cảm lạnh xuất hiện dần dần trong một vài ngày và thường nhẹ hơn cúm. Người bệnh thường sẽ khá hơn sau 7 đến 10 ngày, mặc dù các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần.

Nếu nghĩ rằng có thể bị cúm, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi xuất hiện các triệu chứng trên.

4. Điều trị

4.1. Điều trị cúm mùa

Người bệnh cần phải uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước. Kết hợp sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như ibuprofen và acetaminophen. Tuy nhiên, không bao giờ cho trẻ em uống aspirin. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc một tình trạng hiếm gặp nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.

Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus - oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza) hoặc peramivir (Rapivab) - để điều trị cúm. Những loại thuốc này có thể rút ngắn thời gian bị cúm và ngăn ngừa các biến chứng như viêm phổi. Tuy nhiên, chúng có thể không hiệu quả nếu không bắt đầu trong vòng 48 giờ sau khi bị bệnh.

4.2. Điều trị cảm lạnh

Bởi vì cảm lạnh là một bệnh nhiễm virus, nên kháng sinh không hiệu quả trong việc điều trị. Tuy nhiên, các loại thuốc không kê đơn như thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi, acetaminophen và NSAID, có thể làm giảm nghẹt mũi, đau và các triệu chứng cảm lạnh khác. Đồng thời kết hợp uống nhiều nước để tránh mất nước.

Một số người dùng các biện pháp tự nhiên chẳng hạn như kẽm, vitamin C hoặc echinacea, để ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Theo một đánh giá của Cochrane năm 2013, vitamin C không có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh, nhưng nếu dùng nó liên tục, nó có thể làm giảm các triệu chứng của cúm. Một nghiên cứu năm 2017 theo nguồn BMJ đã tìm thấy vitamin D giúp bảo vệ chống lại cả cảm lạnh và cúm.

Cảm lạnh thường hết trong vòng 7 đến 10 ngày. Gặp bác sĩ nếu:

  • Cảm lạnh không được cải thiện trong khoảng một tuần
  • Bắt đầu sốt cao
  • Cơn sốt hạ được

Điều này do có thể bị dị ứng hoặc nhiễm trùng vi khuẩn cần dùng kháng sinh, chẳng hạn như viêm xoang hoặc viêm họng liên cầu khuẩn. Ho dai dẳng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản.

Khỏi bệnh ngay với 9 mẹo điều trị cảm lạnh cực đơn giản
Cảm lạnh thường hết trong vòng 7 đến 10 ngày

5. Biện pháp phòng bệnh

5.1. Phòng bệnh cúm mùa

Cách để phòng ngừa cúm mùa là tiêm phòng cúm. Hầu hết các bác sĩ khuyên nên tiêm vắc xin cúm vào tháng 10 hoặc vào đầu mùa cúm. Tuy nhiên, vẫn có thể tiêm chủng ngừa vào cuối mùa thu hoặc mùa đông. Vắc xin cúm có thể giúp bảo vệ khỏi bị cúm và có thể làm cho bệnh bớt nghiêm trọng hơn nếu bị cúm.

Để tránh nhiễm virus cúm, hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn. Tránh chạm vào mũi, mắt và miệng của bạn. Cố gắng tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cúm hoặc cảm cúm. Điều quan trọng là phải áp dụng các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa vi trùng cảm lạnh và cúm. Phải luôn đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây và rau quả, tập thể dục và kiểm soát căng thẳng trong mùa dịch cúm mùa.

5.2. Phòng bệnh cảm lạnh

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một loại vắc xin nào để phòng bệnh cảm lạnh. Vì vậy, để phòng tránh bệnh cần phải tránh làm những việc sau:

  • Bởi vì cảm lạnh lây lan rất dễ dàng, cách phòng ngừa tốt là tránh. Tránh xa bất cứ ai bị bệnh. Không chia sẻ đồ dùng hoặc bất kỳ vật dụng cá nhân nào như bàn chải đánh răng hoặc khăn. Khi bị cảm lạnh, hãy ở nhà.
  • Vệ sinh tốt. Rửa tay thường xuyên bằng nước nóng và xà phòng để loại bỏ vi trùng mà bạn có thể nhặt được trong ngày hoặc sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.Giữ tay của bạn tránh xa mũi, mắt và miệng khi chúng không được rửa sạch. Nên che miệng và mũi khi bạn ho hoặc hắt hơi và rửa tay ngay sau đó.
Rửa tay
Rửa tay thường xuyên bằng nước nóng và xà phòng để loại bỏ vi trùng mà bạn có thể nhặt được trong ngày

Trung tâm vắc-xin – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và chuỗi Bệnh viện, phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin cúm. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe.
  • Tư vấn về vắc-xin phòng bệnh, phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov; webmd.com.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan