Chủng ngừa và vắc-xin: Những thông tin đa chiều cần biết

Vắc-xin là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh sự an toàn của vắc-xin, mà trong đó phong trào bài trừ vắc-xin là ví dụ tiêu biểu.

Tiêm chủng là việc đưa một lượng nhỏ vi rút hoặc vi khuẩn đã bị làm yếu, hay giết chết cũng như các chuỗi protein được tạo ra trong phòng thí nghiệm mô phỏng vi rút một cách an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa sự tấn công của chính vi rút hay vi khuẩn đó.

Khi bạn được chủng ngừa, bạn sẽ được tiêm một dạng yếu (hoặc một phần) của một căn bệnh. Điều này kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể bạn, khiến cơ thể tạo ra kháng thể đối với căn bệnh cụ thể đó hoặc gây ra các quá trình khác giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Sau đó, nếu bạn một lần nữa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thực tế, hệ thống miễn dịch của bạn đã sẵn sàng để chống lại nhiễm trùng. Một loại vắc-xin thường sẽ ngăn chặn sự khởi phát của bệnh hoặc nếu không sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

1. Tại sao mọi người nên chủng ngừa?

Mục tiêu của sức khỏe cộng đồng là ngăn ngừa bệnh tật. Phòng bệnh thì luôn dễ dàng và ít tốn kém hơn điều trị bệnh. Đó chính xác là mục tiêu mà tiêm chủng hướng đến.

Tiêm chủng bảo vệ chúng ta trước những căn bệnh nguy hiểm và cũng chặn đứng sự lây lan của những căn bệnh này đến người khác. Trong những năm qua, chủng ngừa đã ngăn chặn sự bùng phát dịch của một số bệnh truyền nhiễm phổ biến như sởi, quai bị và ho gà. Và nhờ vào chủng ngừa, chúng ta đã chứng kiến sự gần như tận diệt của những bệnh khác, chẳng hạn như bệnh bại liệt hay bệnh đậu mùa.

vacxin
Vắc-xin giúp bảo vệ cơ thể con người chống lại một số loại bệnh tật

2. Vậy trẻ nhỏ cần tiêm những loại vắc-xin nào?

Điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần cho trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo. Lợi ích của việc này là trẻ sẽ được bảo vệ trước các bệnh có thể gây nguy hiểm. Các vắc-xin được khuyến cáo cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi gồm:

Lúc này hay lúc khác, mỗi căn bệnh có thể ngăn chặn bằng các loại vắc-xin này đều gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em, cướp đi mạng sống của hàng ngàn người. Ngày nay hầu hết các trường hợp mắc bệnh này đều ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, nhờ tiêm chủng.

3. Tác dụng phụ của vắc-xin?

Ngày nay, vắc-xin được coi là an toàn. Như với bất kỳ loại thuốc nào khác, vắc-xin có thể có tác dụng phụ. Trong hầu hết các trường hợp tác dụng phụ này thường nhẹ, phổ biến nhất là:

  • Đỏ hoặc đau chỗ tiêm
  • Sốt nhẹ

Tác dụng phụ này thường biến mất trong một vài ngày. Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp, bé có thể bị sốt cao tới 40 độ C sau khi tiêm vắc-xin. Sốt sẽ không gây hại cho bé, nhưng chúng có thể khiến bé khó chịu và mệt mỏi.

Cũng có trường hợp phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc-xin. Những điều này thường xảy ra rất sớm ngay sau khi tiêm vắc-xin và các y bác sĩ tại trung tâm tiêm chủng sẽ xử lý vấn đề này. Nếu bạn cho rằng con bạn có hoặc có thể bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin, hãy báo cho bác sĩ trước khi tiêm.

Các bác sĩ đều đồng thuận rằng lợi ích phòng ngừa bệnh đã được chứng minh của vắc-xin vượt xa rủi ro của các tác dụng phụ tối thiểu do chúng mang lại.

Sốt cao kéo dài
Sau tiêm phòng vắc-xin người bệnh có thể xuất hiện sốt nhẹ

4. Hiệu quả của vắc-xin

Vắc-xin rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tật, nhưng không phải lúc nào chúng cũng có tác dụng. Hầu hết các vắc-xin trẻ em được khuyến cáo có hiệu quả 90% -100%, theo CDC.

Tuy nhiên, vì những lý do chưa rõ ràng, đôi khi trẻ không miễn dịch hoàn toàn với bệnh sau khi được tiêm vắc-xin của chính bệnh đó. Đây là nguyên nhân trẻ cần được tiêm vắc-xin đầy đủ. Trẻ được tiêm vắc-xin phát huy 100% hiệu quả sẽ bảo vệ những trẻ khác chưa được miễn nhiễm hoàn toàn, làm giảm nguy cơ mọi người phơi nhiễm với bệnh.

Ngay cả trong trường hợp vắc-xin chưa tạo được cho bé miễn dịch 100%, các triệu chứng - nếu con bạn tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm - vẫn sẽ thường nhẹ hơn so với khi bé chưa được tiêm chủng.

5. Những thông tin sai lệch về vắc-xin

Dưới đây là câu trả lời quan trọng cho ba quan niệm sai lầm phổ biến về vắc-xin.

5.1 " Chúng ta không cần tiêm vắc-xin phòng các bệnh hiếm gặp"

Ngày nay, rất ít cha mẹ nghe nói về tất cả các bệnh mà chúng ta đã tiêm phòng, chứ chưa nói đến họ đã gặp trường hợp mắc bệnh sởi, bạch hầu hoặc ho gà. Điều này khiến một số người đặt câu hỏi: "Tại sao tôi lại cho con tôi tiêm vắc-xin chống lại căn bệnh mà nó thậm chí không tồn tại?"

Câu trả lời là chính vắc-xin đã kiềm giữ khiến những căn bệnh này rất hiếm gặp. Không cho con bạn được tiêm chủng vì những lầm tưởng và thông tin sai lệch về sự an toàn của vắc-xin sẽ đưa con bạn - và cộng đồng - vào vòng nguy hiểm. Trong các cộng đồng, nơi có tỷ lệ tiêm vắc-xin giảm xuống, những bệnh truyền nhiễm này đã nhanh chóng quay trở lại.

Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec
Phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ các mũi

5.2 " Chất bảo quản thimerosal làm tăng rủi ro cho vắc-xin"

Một mối quan ngại khác về vắc-xin liên quan đến việc sử dụng chất bảo quản có gốc thủy ngân gọi là thimerosal. Thimerosal đã được sử dụng như một chất bảo quản trong một số vắc-xin và các sản phẩm khác kể từ những năm 1930. Theo CDC, không có tác dụng có hại nào được báo cáo từ lượng thimerosal được sử dụng trong vắc-xin, ngoài các phản ứng nhỏ đã được dự kiến như đỏ và sưng tại chỗ tiêm.

Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 1999, các cơ quan của Sở Y tế Công cộng (PHS), Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và các nhà sản xuất vắc-xin đã đồng ý giảm hoặc loại bỏ thimerosal trong vắc-xin như một biện pháp phòng ngừa.

Điều quan trọng cần lưu ý là kể từ năm 2001, ngoại trừ một số loại vắc-xin cúm, không có loại vắc-xin nào của Hoa Kỳ được sử dụng để bảo vệ trẻ em mẫu giáo chống lại bệnh truyền nhiễm có chứa chất bảo quản là thimerosal. Một phiên bản không có chất bảo quản của vắc-xin cúm bất hoạt (có chứa một lượng thimerosal) đã có mặt trên thị trường.

5.3 "Vắc xin gây tự kỉ"

Do các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ, một rối loạn học tập, thường xảy ra cùng thời gian với các mũi tiêm vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR) đầu tiên và các loại vắc-xin khác ở trẻ em, một số người đã cho rằng thimerosal và tự kỷ có mối liên hệ với nhau.

Tuy nhiên, vắc-xin MMR chưa bao giờ chứa thimerosal và vắc-xin phòng bệnh thủy đậu hoặc bệnh bại liệt cũng như vậy. Năm 2004, một báo cáo của Viện Y học đã kết luận rằng không có mối liên quan nào giữa bệnh tự kỷ và vắc-xin có chứa chất bảo quản thimerosal.

Các bệnh như sởi, quai bị và rubella có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, khuyết tật và thậm chí tử vong. Trẻ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn nhiều so với khi tiêm vắc-xin.

Tiêm vắc xin cho trẻ đúng lịch, đúng thời điểm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn bảo vệ những người xung quanh có miễn dịch yếu. Lịch tiêm vắc-xin theo khuyến cáo của CDC an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh dựa trên cách hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với vắc-xin ở các độ tuổi khác nhau và tác nhân gây bệnh cụ thể.

Tiêm phòng vắc-xin Lao tại Vinmec
Tiêm vắc xin cho trẻ đúng lịch giúp cơ thể có miễn dịch tốt hơn

Tiêm vắc-xin đúng thời điểm có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi 14 bệnh có thể nghiêm trọng vào đúng thời điểm dễ bị mắc bệnh nhất, đồng thời, tiêm ngừa đúng lịch, đầy đủ và đúng loại vắc-xin phù hợp lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một hàng rào sức đề kháng tốt, đây là cách bảo vệ trẻ sớm nhất và lâu dài khỏi bệnh tật.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% bệnh nhân được tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.

Để đăng ký tiêm phòng, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

825 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan