Phải làm gì khi con bạn bị cúm?

Trẻ em có nguy cơ nhiễm virus cúm cao hơn các đối tượng khác, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, do hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Trẻ bị cúm a, cha mẹ cần cho con khám tại cơ sở y tế uy tín nhằm rút ngắn thời gian điều trị cho con.

1. Trẻ bị cúm A có nguy hiểm không?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm là do virus cúm gây ra với thành 3 type khác nhau:

  • Cúm type A và B là hai loại virus chính gây ra dịch bệnh cúm xảy ra vào mùa đông, khiến nhiều người cần đến bệnh viện khám điều trị và gây ra các biến chứng, thậm chí là tử vong. Một trong những lý do khiến cúm vẫn xảy ra thường xuyên là do virus thay đổi thường xuyên nên cho dù bạn đã mắc chủng cúm này thì năm sau bạn có thể bị cúm do chủng khác.
  • Cúm type C, đây là loại virus này gây bệnh cúm với các triệu chứng đường hô hấp nhẹ hơn hai loại trên và cũng có thể gây ra các ổ dịch lớn.

Nhiễm cúm type A có bệnh thể nặng nhất và gây ra dịch bệnh lan rộng. Các triệu chứng phổ biến của nhiễm cúm type A có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Mặc dù trong một số trường hợp nhẹ hơn, cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể, nhưng các trường hợp nặng của cúm type A thì có thể đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là trẻ bị cúm Atrẻ sơ sinh bị cúm A.

Virus cúm thường được truyền từ trẻ này sang trẻ khác khi trẻ nhiễm cúm hắt hơi hoặc ho. Virus cũng có thể sống trong một thời gian ngắn trên các bề mặt của sàn nhà, đồ chơi, nắm cửa, bút hoặc bút chì, bàn phím, điện thoại và máy tính bảng, và mặt bàn, dụng cụ ăn uống uống sử dụng chung. Trẻ có thể bị nhiễm virus cúm bằng cách chạm vào đồ vật trên có nhiễm virus cúm, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.

Trẻ dễ lây cúm cho người khác nhất trong vòng 24 giờ trước khi bắt đầu có các triệu chứng và tiếp tục cho đến khi các triệu chứng xuất hiện mạnh nhất. Nguy cơ lây nhiễm cho người khác thường chỉ dừng lại vào khoảng ngày thứ 7 của bệnh.

2. Những trẻ nào có nguy cơ bị cúm?

Phải làm gì khi con bạn bị cúm?
Tiêm vắc xin cúm cho trẻ

Trẻ có nguy cơ bị cúm cao hơn nếu:

  • Xung quanh người bị nhiễm cúm
  • Chưa tiêm vắc-xin cúm
  • Không rửa tay sau khi chạm vào bề mặt bị nhiễm bệnh
  • Trẻ nhỏ và trẻ em có các bệnh lý làm giảm khả năng miễn dịch nên có nguy cơ cao phải nằm viện hoặc nhiễm cúm nặng, gia tăng các biến chứng.

3. Biến chứng của bệnh cúm ở trẻ

Nếu ở người lớn và khỏe mạnh, bệnh cúm theo mùa thường không nghiêm trọng đến sức khoẻ và thường khỏi sau một hoặc hai tuần. Nhưng trẻ em lại là đối tượng có nguy cơ cao mắc các biến chứng như:

4. Trẻ bị cúm thì phải làm sao?

Cấp cứu cho trẻ tại bệnh viện nếu trẻ bị co giật. Hầu hết trẻ em bị cúm là do nhiễm trùng đường hô hấp do virus và thông thường sẽ phục hồi tốt. Nhưng trong một số trường hợp, cúm có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn có ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Gọi bác sĩ nếu con của bạn:

  • Dưới 2 tuổi
  • Không chịu ăn, hay cáu kỉnh và mệt mỏi
  • Nôn và tiêu chảy hoặc có triệu chứng mất nước
  • Bị sốt kéo dài hơn 3 đến 4 ngày
  • Ho kéo dài
  • Có vấn đề về hô hấp
  • Có cổ cứng
  • Triệu chứng cúm và sốt đã giảm nhưng xuất hiện trở lại
  • Trẻ cảm thấy không thoải mái hay không tỉnh táo hơn khi cơn sốt đã giảm
  • Không ướt tã hoặc không đi tiểu trong vòng 8 giờ
  • Khóc nhưng không có nước mắt
  • Bị phát ban

Phải làm gì khi con bạn bị cúm?
Trẻ bị sốt phát ban nên gặp bác sĩ

Cho uống nước và nghỉ ngơi

  • Cho bé bú nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cố gắng cho ăn thường xuyên hơn và chia thành nhiều bữa. Dung dịch điện giải có thể được sử dụng nếu trẻ không uống sữa.
  • Đối với trẻ lớn hơn có thể uống các chất lỏng khác như nước và nước trái cây, dung dịch điện giải đường uống. Lưu ý, không sử dụng bất kỳ chất lỏng nào có chứa caffeine.
  • Để trẻ nghỉ ngơi.
  • Chú ý đến tần suất và số lượng nước tiểu của trẻ để theo dõi tình trạng mất nước.

Điều trị triệu chứng

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ để giữ ẩm nhằm giúp giảm nghẹt mũi.
  • Làm loãng đờm bằng nước muối rửa mũi giúp giảm tắc nghẽn đường thở.
  • Cho trẻ tắm nước ấm. Mặc quần áo rộng thoải mái và giữ phòng thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
  • Cho trẻ uống sữa bột có acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm đau cơ, đau đầu, sốt và đau họng. Không sử dụng các sản phẩm có chứa aspirin do làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye.
  • Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng ibuprofen.
  • Không tự ý cho trẻ dưới 6 tuổi uống thuốc điều trị cúm hoặc cảm lạnh khi chưa được bác sĩ khám và kê đơn.

5. Tiêm phòng vắc-xin cúm tại Việt Nam

Dựa trên cơ sở khuyến cáo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm tại toàn hệ thống bệnh viện trên cả nước cho tất cả khách hàng từ 6 tháng tuổi trở lên.

Phải làm gì khi con bạn bị cúm?
Tiêm phòng vắc xin tại bệnh viện Vinmec đảm bảo chất lượng hàng đầu

Quý khách hàng lựa chọn tiêm vắc-xin tại Vinmec sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc-xin cũng như quy trình thực hiện, bởi:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com, Stanfordchildrens.org, Healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

48.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan