Trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần làm gì?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 15-44 tuổi. 95% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đều liên quan đến virus HPV với tỷ lệ tử vong cao. Trước thực trạng trên, việc tầm soát xét nghiệm virus HPV và tiêm phòng ung thư cổ tử cung là vô cùng cần thiết đối với các chị em phụ nữ.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Virus HPV (Human Papilloma Virus) là nguyên nhân quan trọng gây Ung thư cổ tử cung. Đây là loại virus chủ yếu lây qua đường tình dục, ngoài ra còn lây truyền qua tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm như quần áo dùng chung, dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ chơi tình dục....Ở Việt Nam mỗi năm có 6000 ca mắc ung thư vúung thư cổ tử cung với tỉ lệ tử vong chiếm 50%. Cả 2 loại ung thư này nếu dự phòng phát hiện sớm thì sẽ có cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn. Cho đến nay, tiêm vắc-xin ung thư cổ tử cung được xem là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Mụn cóc sinh dục do vi khuẩn HPV chủng 6 và 11 gây ra
Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung ở nữ giới

2. Chuẩn bị trước khi tiêm phòng

Trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung, người tiêm không cần thiết phải xét nghiệm virus HPV trước khi tiêm. Vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung sẽ có hiệu quả tối đa với nhóm phụ nữ chưa từng nhiễm HPV và chưa quan hệ tình dục. Nhưng trên thực tế, vắc-xin vẫn có tác dụng với những người đã có quan hệ tình dục, thậm chí từng nhiễm HPV. Nguyên nhân vì virus HPV có nhiều chủng loại khác nhau và dễ tái nhiễm (sau khi cơ thể đào thải vẫn có thể mắc lại). Cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng tái nhiễm nhưng vắc-xin lại làm được điều này. Việc tiêm vắc-xin sẽ giúp người tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả và tránh lây nhiễm những chủng HPV còn lại.

Đối tượng tiêm chủng

Nữ giới chỉ cần nằm trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, không mang thai, không có tiền sử dị ứng với thành phần nào của vắc-xin, không mắc bệnh cấp tính là đủ điều kiện để tiêm vắc-xin này. Tuy nhiên các chị em được khuyến nghị nên thăm khám sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Khám phụ khoa
Phụ nữ nên đi khám sàng lọc trước khi tiến hành tiêm chủng

3. Lựa chọn loại vắc-xin tiêm chủng

Trước khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung, các chị em nên biết thông tin về vắc-xin phòng ngừa này để có lựa chọn phù hợp. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 2 loại vắc-xin phòng HPV là Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ) với một số điểm khác biệt:

Vắc-xin Gardasil:

  • Đối tượng tiêm: Nữ giới từ 9-26 tuổi
  • Tác dụng: Phòng 4 tuýp HPV chủng 6,11,16 và 18. Giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.
  • Liều tiêm:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi vắc-xin đầu tiên.

Mũi 2: 2 tháng kể từ sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng kể từ khi tiêm mũi đầu tiên.

Vắc-xin Cervarix:

  • Đối tượng tiêm: Nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi.
  • Tác dụng: Phòng 2 tuýp HPV (16 và 18) giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
  • Liều tiêm:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi vắc-xin đầu tiên.

Mũi 2: 1 tháng kể từ sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng kể từ khi tiêm mũi đầu tiên.

Vắc-xin Cervarix
Vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung Cervarix

4. Lưu ý khi tiêm chủng

Cần lưu ý là việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung không đóng vai trò thay thế cho việc sàng lọc ung thư. Do vậy chị em vẫn nên đến những bệnh viện, trung tâm uy tín để thực hiện khám phụ khoa, tầm soát ung thư định kỳ tối thiểu 1 năm/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó có giải pháp điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm của bệnh.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

215.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan