Viêm não mô cầu có nguy hiểm với người lớn?

Viêm não mô cầu là bệnh gây ra những biến chứng nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lớn cũng như trẻ nhỏ, trong đó thanh thiếu niên và thanh niên có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Bệnh viêm não mô cầu sẽ gây tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, nhận biết và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh được những hậu quả không đáng có.

1. Viêm não mô cầu có nguy hiểm với người lớn?

Bệnh viêm não mô cầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria meningitidis, bệnh gây sưng phồng nghiêm trọng lớp màng bảo vệ quanh não và tuỷ sống hoặc nhiễm trùng máu. Các vi khuẩn gây bệnh não mô cầu lây lan qua tiếp xúc gần gũi, trực tiếp với những người mang vi khuẩn ở trong mũi hoặc cổ họng của họ. Ngay cả khi được điều trị thích hợp, cứ 10 người mắc bệnh viêm não mô cầu sẽ có một người chết hoặc cứ 2 trong 10 người sẽ bị khuyết tật nghiêm trọng bao gồm: tổn thương não, mất thính lực và cắt cụt chi.

Người lớn có nguy cơ cao mắc bệnh viêm não mô cầu, tuy nhiên thanh thiếu niên hay thanh niên còn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Do đó, mức độ của bệnh có thể sẽ phụ thuộc vào từng lứa tuổi khi mắc bệnh.

tiếp xúc gần với người bị bệnh
Vi khuẩn não mô cầu lây lan khi tiếp xúc gần với người bệnh

2. Các loại vi khuẩn gây bệnh viêm màng não

Vi khuẩn gây bệnh viêm màng não có thể rất nghiêm trọng, thậm chí có thể gây ra tử vong chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn (vài giờ).

Một số loại vi khuẩn gây viêm màng não phổ biến:

  • Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae)
  • Group B Streptococcus
  • Neisseria meningitidis (N. meningitidis)
  • Haemophilus influenzae (H. influenzae)
  • Listeria monocytogenes (L. monocytogenes)

Những vi khuẩn này cũng liên quan đến nhiễm trùng huyết - là phản ứng cực đoan của cơ thể đối với nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm trùng huyết có thể nhanh chóng dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng và tử vong.

Các vi khuẩn này sẽ gây bệnh viêm màng não thay đổi theo tuổi:

  • Trẻ sơ sinh: Group B Streptococcus, S. pneumoniae, L. monocytogenes, E. coli
  • Trẻ em:S. pneumoniae, N. meningitidis, H. influenzae type b (Hib), group B Streptococcus
  • Thanh thiếu niên và thanh niên: N. meningitidis, S. pneumoniae
  • Người lớn tuổi: S. pneumoniae, N. meningitidis, Hib, group B Streptococcus, L. monocytogenes

Thông thường các vi khuẩn này lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, với một số vi khuẩn lại có đường lây khác. Một số ví dụ cụ thể cho cách lây truyền các vi khuẩn này:

  • Group B Streptococcus and E. coli: lây truyền từ mẹ sang con khi sinh.
  • H. influenzae và S. pneumoniae: lây lan bằng cách ho hoặc hắt hơi khi tiếp xúc gần.
  • N. meningitidis: lây lan bằng cách chia sẻ dịch tiết đường hô hấp hoặc cổ họng. Thường xảy ra khi tiếp xúc gần (ho hoặc nôn) với thời gian dài (sống chung).
  • E. coli và L. monocytogenes: có thể nhiễm qua thực phẩm.
Trẻ sơ sinh
Group B Streptococcus lây từ mẹ sang con khi sinh

3. Những triệu bệnh viêm não mô cầu

Người lớn bị viêm não mô cầu sẽ có các triệu chứng phát triển đột ngột bao gồm:

  • Sốt cao có thể trên 38 độ C
  • Đau đầu
  • Phát ban
  • Cứng cổ
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng
  • Co giật

Những triệu chứng này có thể xuất hiện ngẫu nhiên. Và trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng chẳng hạn như co giật, thì bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi vì triệu chứng này phát triển rất nhanh sau khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, chúng có thể gây ra những diễn biến nguy hại đến sức khỏe cũng như đe doạ tính mạng.

4. Phòng bệnh viêm não mô cầu

4.1. Tiêm phòng vắc-xin

Vắc-xin giúp bảo vệ chống lại cả ba nhóm huyết thanh (B,C, Y) của vi khuẩn Neisseria meningitidis phổ biến. Giống như bất kỳ loại vắc-xin nào, vắc-xin não mô cầu không hiệu quả 100%. Điều này có nghĩa là vẫn có nguy cơ mắc bệnh sau khi tiêm vắc-xin. Vì vậy, để vắc-xin phát huy tác dụng tốt nhất cần phải tuân thủ đúng thủ tục và thời gian tiêm cho từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp gặp triệu chứng của bệnh nên khám bác sĩ để giúp quá trình điều trị sớm của bệnh mang lại hiệu quả cao.

vắc-xin phòng zona
Tiêm đúng lịch để vac-xin phòng ngừa viêm não mô cầu hiệu quả nhất

4.2. Sử dụng kháng sinh

Những người tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm não mô cầu nên sử dụng kháng sinh để giúp bảo vệ sức khoẻ. Những đối tượng nên phải sử dụng phương pháp dự phòng này bao gồm:

  • Những người trong cùng gia đình
  • Bạn cùng phòng
  • Bất cứ ai có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Bệnh viêm não mô cầu có thể đe dọa đến tính mạng của người khoẻ mạnh Đặc biệt, nếu người bệnh mắc phải bệnh viêm màng não mô cầu và có thể điều trị khỏi thì cũng sẽ để lại thương tật vĩnh viễn. Do đó, việc tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa bệnh là điều rất cần thiết.

Mengoc BC 0,5ml (Cuba)
Vắc-xin viêm não mô cầu Mengoc BC (Cuba)
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan