Hệ thần kinh giao cảm có tác dụng gì?

Hình ảnh của Hệ thần kinh giao cảm

Vị trí của Hệ thần kinh giao cảm

Về mặt chức năng, có thể phân chia hệ thần kinh thành hai phần là hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh động vật có chức năng điều khiển cảm giác và vận động của hệ cơ, xương. Hệ thần kinh thực vật điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng, mạch máu, mồ hôi, các hoạt động dinh dưỡng của cơ thể,... Do các hoạt động này được thực hiện một cách tự động, không theo ý muốn chủ quan của con người nên hệ thần kinh thực vật còn được gọi là hệ thần kinh tự động.

Hệ thần kinh thực vật được chia làm hai phần là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm.

Hệ thần kinh giao cảm có trung tâm nằm ở các vị trí: 

  • Trung tâm cao nằm ở phía sau vùng dưới đồi, 

  • Trung tâm thấp nằm ở sừng bên chất xám tủy sống, từ đốt ngực số 1 đến đốt thắt lưng số 2. 

Từ các trung tâm của hệ giao cảm sẽ phát ra các dây thần kinh giao cảm gọi là sợi trước hạch, chúng đến các hạch giao cảm. Hạch giao cảm chia làm 2 loại là:

  • Hạch giao cảm cạnh sống: gồm các hạch xếp thành chuỗi hai bên cột sống như hạch cổ trên, hạch cổ giữa, hạch cổ dưới.
  • Hạch lưng và bụng gồm: hạch giao cảm trước cột sống, hạch đám rối dương, hạch mạc trên tràng trên, hạch mạc treo tràng dưới.

Từ các hạch này, thân nơron sẽ phát các sợi thần kinh đi đến các cơ quan, phần dây thần kinh sau hạch này gọi là sợi sau hạch.

Dây thần kinh giao cảm đến tuyến thượng thận không có sợi sau hạch, do đó, tuyến thượng thận được xem như một hạch giao cảm lớn.