Chấn thương dây chằng giữa gối (MCL)

Đa số các chấn thương hiện nay dù là do thể thao, tai nạn sinh hoạt hay tai nạn lao động đều ảnh hưởng trực tiếp đến dây chằng giữa gối. Nếu chấn thương dây chằng mà không được điều trị kịp thời thì khả năng vận động của người bệnh sẽ suy giảm đáng kể, gây đau đớn. Vậy chấn thương dây chằng giữa gối (MCL) là gì?

1. Chấn thương dây chằng giữa gối?

Dây chằng giữa gối hay chính là dây chằng bên trong đầu gối là một dây chằng rộng, dẹt. Nó trải dài từ đầu trên của xương cẳng chân đến mặt trong của đầu dưới xương đùi. Dây chằng giữa gối có tác dụng giữ cho xương cẳng chân được ổn định.

Chấn thương dây chằng giữa gối (MCL) nguyên nhân chính là do dây chằng giữa gối bị tổn thương. Khi dây chằng bị áp lực hoặc sức ép quá lớn tác động lên sẽ khiến mặt ngoài của khớp gối di chuyển, cong lại và mặt bên trong khớp gối sẽ mở ra. Góc độ cong quá lớn sẽ khiến dây chằng bị kéo dãn, khi đó tình trạng chấn thương dây chằng sẽ xuất hiện.

Chấn thương dây chằng sẽ dễ xảy ra khi người bệnh vận động quá mạnh. Chơi thể thao quá sức, bị ngã khi đang hoạt động. Nó cũng có thể do tai nạn lao động nhưng cũng có thể gặp ngay trong những sinh hoạt hàng ngày.

2. Chấn thương dây chằng thường gặp?

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của từng tình huống mà có thể chia chấn thương dây chằng giữa gối thành 3 mức độ:

  • Mức độ 1: Đây là mức độ dây chằng bị tổn thương nhẹ nhất, chỉ là bong gân đầu gối. Khi nào khớp gối vẫn ổn định, chỉ là bị kéo căng nhẹ
  • Mức độ 2: Tình trạng này dây chằng sẽ bị tổn thương nhiều hơn, dây chằng bị đứt một phần. Khớp gối bắt đầu có tình trạng chệch khỏi vị trí ban đầu, có dấu hiệu lỏng lẻo.
  • Mức độ 3: Dây chằng khi này đã bị đứt hoàn toàn. Khớp gối hoàn toàn mất ổn định, lỏng lẻo không thể cố định một chỗ.

Có các triệu chứng đặc trưng để người bệnh có thể tự chẩn đoán được tình trạng khớp gối của mình. Người bệnh khó có thể đứng vững, có cảm giác đầu gối lỏng lẻo không vững chắc như trước. Đầu gối bị sưng phù, bầm tím cảm nhận rõ ràng cách khớp bị kẹt khi di chuyển. Dù vận động nhẽ vẫn sẽ có cảm giác đau chạy dài theo chân.

Mức độ 2 của chấn thương dây chằng giữa gối (MCL) khá là hiếm gặp. Chủ yếu mọi người sẽ dễ bị bong gân hay tệ hơn là đứt hoàn toàn dây chằng. Thực tế khi dây chằng bị tổn thương, người bệnh vẫn có thể đi lại vận động được. Nhưng cơn đau sẽ kéo dài và ngày càng nặng hơn. Nếu cố không điều trị thì chỉ sau vài ngày sẽ xuất hiện rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này của người bệnh.

Chấn thương dây chằng giữa gối (MCL)
Chấn thương dây chằng giữa gối có các cấp độ khác nhau

3. Phương pháp điều trị chấn thương dây chằng giữa gối theo mức độ

Ở mức độ nhẹ như bong gân, nếu người bệnh chăm sóc đúng cách thì có thể tự lành mà không cần can thiệp bởi phẫu thuật. Để cơ thể có thể tự hồi phục nhanh nhất thì người bệnh phải thực hiện một số lưu ý sau:

  • Cho đầu gối nghỉ ngơi: hạn chế vận động, vận động mạnh đầu gối, tránh tác động vào khớp gối để giảm đau. Nếu có thể, hãy dùng nạng cho đến khi cơn đau biến mất.
  • Trong 24 giờ sau khi bị chấn thương, hãy chườm lạnh đầu gối 20-30 phút sau mỗi 3-4 giờ để giảm sưng và đau. Sau đó tiếp tục chườm lạnh trong 2-3 ngày hoặc cho đến khi vết sưng biến mất.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật có thể giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng vận động.
  • Khi nằm hoặc ngồi, nâng cao đầu gối của bạn cao hơn tim bằng cách đặt một chiếc gối dưới đầu gối của bạn.
  • Mang miếng đệm đầu gối để ổn định vùng bị thương và bảo vệ đầu gối tránh cho đầu gối bị chấn thương thêm.
  • Uống thuốc giảm đau chống viêm nhưng bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng.

Trong trường hợp dây chằng bị đứt một phần hay đứt hoàn toàn thì bác sĩ sẽ chỉ định chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng thực tế của người bệnh.

4. Một số cách phòng tránh chấn thương dây chằng giữa gối (MCL)

Chấn thương dây chằng không thể phòng ngừa 100%, chúng ta chỉ có thể giảm thiểu khả năng tổn thương xuất hiện nhờ một số cách sau:

  • Trước khi chơi thể thao, luôn luôn phải khởi động kỹ các khớp xương
  • Khi chơi thể thao phải chú ý thực hiện đúng kỹ thuật, làm theo hướng dẫn của những người có chuyên môn.
  • Phải cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tự hồi phục. Không chơi thể thao liên tục trong thời gian quá dài.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như các ăn các thực phẩm chứa nhiều protein như thịt cá, trứng sữa,...cùng với các loại giàu canxi như hải sản, các loại đậu,... để có thể tăng cơ, duy trì các khớp xương được khỏe mạnh linh hoạt.
  • Tập thêm các bài tập hỗ trợ tăng sức mạnh của các cơ và dây chằng. Các bài tập với tạ hay giúp chân khỏe hơn như squat, deadlift sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Khi các cơ của mình khỏe mạnh dẻo dai sẽ giúp giảm áp lực trực tiếp đến dây chằng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan