Đau vùng quanh vai: Đừng chủ quan

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội cơ xương khớp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đau vùng vai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Không ít người khi gặp phải các triệu chứng này thường bỏ qua và không thực hiện điều trị để cải thiện tình trạng. Trên thực tế, có khá nhiều bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng không cử động được do các triệu chứng đau vùng quanh vai.

1. Các chấn thương ở vùng vai

Đau vùng quanh vai có thể xuất hiện khi bạn gặp phải các tình trạng sau:

  • Trật khớp vai: thường xảy ra khi chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ xương bả vai. Trật khớp cùng với xương đòn khi đầu ngoài của xương đòn bị bật ra khỏi vị trí tiếp xúc với khớp và mỏm cùng vai. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội khi bị trật khớp vùng vai. Thậm chí có thể bầm và sưng to.
  • Tổn thương sụn viền khớp vùng vai: sụn viền nằm ở rìa ổ chảo xương bả vai giúp làm sâu thêm ổ chảo đồng thời tăng mặt tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo. Khi tuổi tăng cao cùng với thoái hoá sụn viền có thể dễ dàng bị tổn thương.
  • Hội chứng rotator cuff xảy ra khi tình trạng chấn thương xuất hiện ở nhóm gân cơ chóp xoay vùng vai và gây rách gân cơ.
  • Gãy xương đòn gây cảm giác đau dữ dội cho người bệnh đồng thời xuất hiện cả bầm tím hoặc sưng xung quanh vết thương. Khi xương đòn gãy có thể làm cho vai bị chảy xệ và không thể nhấc tay lên được.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau vùng quanh vai

Có thể kể đến các nguyên nhân gây nên triệu chứng đau quanh khớp vai như triệu chứng của chèn ép thần kinh vùng cột sống cổ, hoặc các tổn thương trực tiếp của khớp vùng vai xuất hiện với các biểu hiện liên quan đến thoái hoá khớp vai, hoại tử chỏm xương cánh tay, hay hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai.

Bệnh nhân mắc chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai thường ở lứa tuổi trung niên. Tình trạng này xuất hiện với hiệu tượng khoang giữa mỏm cùng của vai cùng với các gân cơ chóp xoay vai bị thu hẹp dẫn đến các bệnh lý vùng vai gây viêm gân vai, viêm khớp vai, viêm túi hoạt dịch hay gây nên tổn thương gân cơ chóp xoay vùng vai.

Các động tác của khớp vai khi thực hiện đặc biệt động tác đưa tay quá đầu do hai nhóm cơ chính chịu tác động cơ delta và nhóm các cơ chóp xoay. Nhóm các cơ chóp xoay vùng vai bao gồm sự kết hợp của gân và xương cánh tay được bám vào nhau rất chắc chắn. Khi bạn thực hiện các động tác đưa cánh tay lên cao quá đầu, thì các cơ này sẽ trượt trong khoang dưới mỏm cùng vai.

Thành phần khoang bao gồm gân chóp xoay cùng với túi hoạt dịch có tác dụng bôi trơn khi gân cơ chóp xoay chuyển động. Trong trường hợp khoang bị thu hẹp nhỏ lại có thể do nguyên nhân thoái hoá hoặc chấn thương khiến cho gân cơ chóp xoay và các túi hoạt dịch trong khoang bị chèn ép và gây nên viêm túi hoạt dịch thậm chí có thể viêm cả gân chóp xoay. Nếu trường hợp nặng hơn còn có thể gây ra rách gân cơ chóp xoay.

đau quanh khớp vai
Đau quanh khớp vai có thể do các tổn thương trực tiếp của khớp vùng vai

3. Chẩn đoán và xử trí đau vùng quanh vai

Khi người bệnh nghi ngờ có thể bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, có thể sẽ gặp bác sĩ để tìm hiểu. Ngoài khám lâm sàng còn thực hiện hỏi bệnh sử nhằm giúp hiểu hơn được tính chất cơn đau của người bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện nhằm tìm ra các dấu hiệu của hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai cũng như tình trạng viêm gân, viêm túi hoạt dịch hay viêm khớp hoặc rách chóp xoay kèm theo.

Bác sĩ có thể thực hiện chụp Xquang khớp vai để tìm ra các dấu hiệu bất thường của cấu trúc xương hay viêm khớp ở vùng vai. Trong trường hợp đặc biệt, một số người còn có tình trạng mỏm cùng hạ thấp hơn so với trạng thái bình thường khiến cho khoang dưới mỏm cùng hẹp lại và khi nhìn trên Xquang sẽ thấy gai xương.

Hoặc bác sĩ có thể thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI để xác định những nghi ngờ về tổn thương gây rách gân cơ chóp xoay vai hoặc viêm gân hoặc các bệnh lý liên quan đến sụn viền.

Việc phát hiện sớm nguyên nhân gây đau vùng quanh vai cũng như hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng quanh vai có thể khá quan trọng và mang lại kết quả điều trị tốt hơn khi ở giai đoạn đầu chưa xuất hiện các bệnh lý vùng vai như viêm túi hoạt dịch, viêm gân, viêm khớp ...

Điều trị giảm đau sẽ được thực hiện ở giai đoạn đầu cùng với kháng viêm. Các phương pháp kết hợp với quá trình điều trị bao gồm nghỉ ngơi hoặc chườm đá ... Bác sĩ điều trị sẽ theo dõi phản ứng đáp ứng của người bệnh và trong trường hợp cụ thể sẽ áp dụng thêm các phương pháp khác nhau chiếu tia hồng ngoại giúp tăng cường lượng máu tới mô ở khớp vai ...

Nếu người bệnh cảm thấy đỡ đau thì bác sĩ có thể bắt đầu kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện tốt hơn tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cảm thấy không có hiệu quả và vẫn đau nhiều thì bác sĩ có thể tiêm steroid trực tiếp vào khoang dưới mỏm cùng. Bên cạnh lợi ích giúp điều trị đau vùng quanh vai nhưng steroid nếu không được sử dụng đúng phương pháp có thể gây nên tình trạng đứt gân, hoặc có những tác dụng phụ tác động lâu dài tới người bệnh.

Nếu người bệnh thực hiện các biện pháp điều trị bảo tồn mà không cải thiện sau 6 tháng đến 1 năm thì cần thực phẫu thuật bằng cách mổ mở hoặc mổ nội soi. Cả hai cách đều giúp sửa chữa tổn thương và làm giảm áp lực đè lên túi hoạt dịch cũng như chóp xoay vùng vai. Sau quá trình phẫu thuật cần tập vật lý trị liệu với sự hướng dẫn của bác sĩ nhằm phục hồi chức năng của vai.

đau quanh khớp vai
Bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện tốt hơn tình trạng bệnh đau quanh khớp vai

4. Các cách giúp phòng tránh chấn thương vùng vai

  • Trong sinh hoạt hàng ngày không nên làm việc quá sức và nên nghỉ ngơi đúng cách. Chẳng hạn như có thể đứng lên đi lại sau mỗi giờ nếu làm việc ở văn phòng hay làm việc với máy tính, lựa chọn ghế ngồi phù hợp giúp lưng được thư giãn tốt hơn.
  • Có thể thực hiện massage vùng cổ , vai gáy nếu có dấu hiệu mỏi, nhức...
  • Khi thực hiện nâng bất kỳ vật gì cũng nên thực hiện đúng tư thế như đối mặt với vật cần nâng, giữ thẳng lưng và uốn cong đầu gối giúp sử dụng được sức mạnh của chân thay vì sử dụng lực dồn ép lên vai.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh như tuân thủ ăn uống hợp lý cùng với luyện tập thể dục thường xuyên. Bởi vì cung cấp đủ chất dinh dưỡng đặc biệt khoáng chất canxi giúp cho xương được chắc khỏe, dẻo dai có thể hạn chế chấn thương trong cuộc sống hàng ngày.
  • Việc luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ các khớp và cơ bắp của cơ thể luôn được vận động.
  • Trong quá trình luyện tập thể thao cần chú ý khởi động trước khi luyện tập. Bởi vì nếu không thực hiện quá trình này có thể sẽ có nguy cơ gây nên các chấn thương vùng vai khi chơi thể thao. Hơn nữa, việc bỏ qua những bài tập khởi động, làm nóng cơ thể còn khiến các khớp vai dễ bị đau nhức làm giảm hiệu suất khi chơi.
  • Nếu bạn không luyện tập thể thao trong một thời gian dài thì bạn cần bắt đầu lại từ từ, để cơ thể cũng như các khớp vai làm quen với chuyển động và sau đó tăng dần cường độ cũng như thời gian luyện tập. Việc tăng cường độ và thời gian một cách đột ngột sẽ khiến cho vùng vai cũng như các khớp dễ bị tổn thương.
  • Không nên thực hiện các kỹ thuật hay bài tập yêu cầu gắng sức quá nhiều. Bạn hãy lắng nghe cơ thể của mình khi bạn thực hiện các động tác để giúp bạn có một tập luyện phù hợp và hiệu quả. Bạn có thể gặp chấn thương nghiêm trọng nếu thực hiện các bài tập quá sức.

Nếu bạn còn thắc mắc về đau vùng quanh vai, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như đau vùng quanh vai, viêm gân, hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai....

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

675 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan