Những chấn thương thể thao phổ biến ở trẻ em

Tất cả các loại hình thể thao đều tiềm ẩn nguy cơ chấn thương cho trẻ, dù đó là do va chạm hoặc lực tác động lặp đi lặp lại trên một bộ phận cơ thể. Tuy nhiên, các dạng phổ biến nhất trong chấn thương thể thao ở trẻ em là bong gân, gãy xương và chấn thương do chuyển động lặp đi lặp lại.

1. Khái niệm về chấn thương thể thao ở trẻ em

Các môn thể thao tiếp xúc và va chạm gây ra chấn thương thể thao ở trẻ em cao hơn so với môn thể thao không tiếp xúc (ví dụ như bơi lội).

Các loại hình thể thao và hoạt động giải trí có nguy cơ chấn thương cao bao gồm:

  • Bóng đá, bóng rổ, bóng chày và bóng ném;
  • Xe đạp, trượt tuyết;
  • Trượt ván, trượt patin.
chấn thương thể thao ở trẻ em
Tất cả các loại hình thể thao đều tiềm ẩn nguy cơ chấn thương cho trẻ.

2. Phân loại chấn thương thể thao ở trẻ em

2.1. Tổn thương do chấn thương thể thao cấp tính

Chấn thương thể thao cấp tính bao gồm gãy xương, bong gân, căng cơ, chấn động và rách da thường xảy ra sau một cú đánh hoặc lực mạnh tác động vào.

  • Bong gân là tình trạng dây chằng bị chấn thương. Các dây chằng bị bong ra khỏi chỗ bám có thể do bị đứt, rách nhưng không làm sai khớp. Trẻ bị bong gân thường xảy ra sau khi kéo căng quá mức hay do động tác xoắn đột ngột. Bong gân mắt cá chân là loại chấn thương thể thao phổ biến nhất. Ngoài ra, khớp cổ tay, khớp gối cũng thường bị tổn thương.
  • Căng cơ là chấn thương đối với cơ hoặc gân, xảy ra khi cơ bắp kéo căng quá mức hay bị xé rách. Cơ bắp ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể đều có thể bị thương. Chấn thương thể thao nhẹ có thể chỉ làm căng quá mức một nhóm cơ hoặc gân. Trong khi chấn thương thể thao nghiêm trọng hơn có thể liên quan đến rách cơ, rách gân một phần hoặc toàn bộ.
  • Tổn thương sụn tăng trưởng: Gãy xương ở trẻ em thường liên quan đến tổn thương sụn tăng trưởng. Sụn tăng trưởng ở trẻ em là vùng mô gần đầu cuối của các xương dài. Sụn này quyết định chiều dài và hình dạng trong tương lai của xương trưởng thành. Các mảng sụn tăng trưởng ở trẻ em là những vùng mềm và yếu nhất. Do đó, trẻ bị gãy xương do chấn thương thể thao rất dễ xảy ra. Các chấn thương đối với sụn tăng trưởng có thể do một chấn thương duy nhất, chẳng hạn như ngã hoặc tai nạn ô tô, do áp lực lên sụn kéo dài hay lực tác động lặp đi lặp lại. Gãy sụn tăng trưởng ảnh hưởng đến lớp mô đang phát triển ở gần đầu xương của trẻ.

2.2. Chấn thương do lực tác động lặp đi lặp lại

Các chấn thương thể thao như gãy xương do căng thẳng và viêm gân có thể xảy ra do sử dụng cơ, gân quá mức. Những chấn thương này còn được gọi là chấn thương mãn tính vì chúng xảy ra theo thời gian, thường do luyện tập lặp đi lặp lại như chạy, ném bóng. Một số vết thương này không phải lúc nào cũng hiển thị trên phim X - quang, nhưng chúng sẽ gây đau và khó chịu. Chấn thương thể thao mãn tính ban đầu có vẻ không nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị, chúng thường trở nên tồi tệ hơn.

chấn thương thể thao ở trẻ em
Các môn thể thao tiếp xúc và va chạm gây ra chấn thương thể thao ở trẻ em

3. Nguyên nhân gây chấn thương thể thao ở trẻ em

Những nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương thể thao ở trẻ em bao gồm:

  • Không được đào tạo hoặc chơi đúng cách;
  • Đào tạo quá mức;
  • Không đi giày dép phù hợp;
  • Không đeo thiết bị bảo hộ phù hợp;
  • Tăng trưởng nhanh trong tuổi dậy thì.

4. Điều trị chấn thương thể thao ở trẻ em

Việc điều trị chấn thương thể thao ở trẻ em tùy theo phân loại. Nhưng nếu trẻ bị chấn thương mô mềm (chẳng hạn như bong gân hay căng cơ) hoặc chấn thương xương, cách điều trị tức thì tốt nhất là: RICE (Nghỉ ngơi, Chườm đá, Nén, Nâng cao):

  • Nghỉ ngơi (Rest): Giảm hoặc ngừng sử dụng vùng bị thương ít nhất 48 giờ. Nếu trẻ bị chấn thương ở chân có thể cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn.
  • Chườm lạnh (Ice): Đặt một túi đá lên vùng bị thương trong 20 phút mỗi lần, từ 4 đến 8 lần mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng gói lạnh, túi đá hoặc túi nhựa chứa đầy đá vụn đã được bọc trong một chiếc khăn.
  • Băng ép (Compress): Các biện pháp cố định như băng ép hoặc nẹp có thể được sử dụng để nén mắt cá chân, đầu gối hoặc cổ tay bị thương để giảm sưng.
  • Nâng cao (Elevate): Giữ vùng bị thương cao hơn mức của tim để giúp giảm sưng. Dùng gối để nâng cao chi bị thương.

Chấn thương thể thao nặng như gãy xương hoặc trật khớp rõ ràng, sưng đau kéo dài và dữ dội sẽ được điều trị chuyên biệt.

Chương trình phục hồi chức năng cũng có thể giúp trẻ giữ được sức khỏe khi hồi phục. Phục hồi chức năng là một phần trong chương trình điều trị, bao gồm vật lý trị liệu, liệu pháp thủ công và sóng siêu âm hoặc công nghệ khác để giúp giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa bệnh.

5. Phòng ngừa chấn thương thể thao ở thanh niên

5.1. An toàn thể thao chung

Ghi danh cho trẻ tham gia các môn thể thao có tổ chức thông qua trường học, câu lạc bộ cộng đồng và các khu giải trí. Bất kỳ hoạt động nhóm có tổ chức nào cũng phải có cam kết phòng chống tai nạn thương tích. Huấn luyện viên nên được đào tạo về sơ cứu, hồi sinh tim phổi (CPR) và có kế hoạch ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. Huấn luyện viên phải thành thạo trong việc sử dụng thiết bị đúng cách và nên thực thi các quy tắc về sử dụng thiết bị.

Các chương trình thể thao có tổ chức có người lớn trong đội ngũ nhân viên được chứng nhận là huấn luyện viên thể thao. Những cá nhân này được đào tạo để ngăn ngừa, nhận biết và chăm sóc ngay lập tức cho các chấn thương thể thao.

chấn thương thể thao ở trẻ em
Cần có phương pháp phòng ngừa chấn thương thể thao ở trẻ em

5.2. Chơi môn thể thao phù hợp và tuân theo các quy tắc

Cho trẻ chơi môn thể thao phù hợp với độ tuổi, sức khoẻ và khả năng. Đảm bảo luyện tập về tốc độ và lực tác động phù hợp để cơ bắp có khả năng đáp ứng các yêu cầu của tình huống. Không được cố gắng tập luyện vượt quá mức sức khỏe, thay vào đó nên tăng dần cường độ và thời gian đào tạo. Tập luyện chéo với các môn thể thao khác để đảm bảo thể lực tổng thể và sức mạnh cơ bắp. Cố gắng tránh tập thể thao vào thời điểm nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

5.3. Sử dụng dụng cụ bảo hộ

Đảm bảo rằng trẻ luôn sử dụng liên tục các thiết bị phòng hộ phù hợp cho một môn thể thao cụ thể. Mặc đồ bảo hộ thích hợp, ví dụ như dụng cụ bảo vệ ống chân khi chơi bóng đá, đội mũ bảo hiểm có vỏ cứng khi đối mặt với vận động viên bóng chày hoặc bóng mềm, đội mũ bảo hiểm và đệm cơ thể cho môn khúc côn cầu trên băng. Điều này có thể làm giảm khả năng bị thương.

5.4. Biết cách sử dụng các dụng cụ thể thao

Tìm hiểu và tuân theo các quy tắc về an toàn cho môn thể thao cụ thể cũng như hướng dẫn trẻ cách sử dụng các dụng cụ. Tốt nhất bố mẹ và huấn luyện viên nên giám sát quá trình sử dụng các dụng cụ thể thao để khắc phục các lỗi sai kịp thời.

5.5. Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao

Khởi động kỹ và làm ấm cơ thể trước và sau khi chơi thể thao là một thói quen tốt. Các bài tập khởi động sẽ làm cho các mô của cơ thể ấm và linh hoạt hơn. Các bài tập làm ấm cơ thể giúp nới lỏng các cơ đã thắt chặt trong quá trình tập luyện. Sử dụng bình xịt phun sương trên cơ thể để giữ mát.

5.6. Tránh chơi khi quá sức và đảm bảo có đủ nước để duy trì độ ẩm thích hợp

Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ nước và chất điện giải khi chơi thể thao. Khuyến khích trẻ uống thường xuyên và bổ sung đủ nước cho cơ thể. Nhớ mang theo kem chống nắng và đội mũ (khi có thể) để giảm nguy cơ bị cháy nắng, tổn thương trên da.

5.7. Dạy trẻ biết các dấu hiệu bất thường

Dạy trẻ biết các dấu hiệu của vấn đề liên quan đến nhiệt, bao gồm cả sự rối loạn tri giác, đồng tử giãn, chóng mặt, ngất xỉu, nhức đầu, đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, xanh xao và da khô, nóng hoặc mạch yếu, suy nhược. Nếu trẻ gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào hoặc có vẻ không ổn, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: niams.nih.gov, stanfordchildrens.org, kidshealth.org, hopkinsmedicine.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

453 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trẻ em
    Cấp cứu ngừng tuần hoàn trẻ em

    Tình trạng ngừng tim ngừng thở ở trẻ em thường là hậu quả của chấn thương mạnh hoặc một số bệnh lý như tim bẩm sinh. Trẻ cũng có thể ngừng tim ngừng thở do bị đuối nước, ngạt thở, ...

    Đọc thêm
  • đau ngực
    Đau ngực

    Đau ngực là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý từ thành ngực, phổi, màng phổi, dạ dày đến các vấn đề nghiêm trọng của bệnh lý tim mạch... Do đó, việc tìm hiểu về triệu chứng này có khả ...

    Đọc thêm
  • kotisol
    Công dụng thuốc Kotisol

    Thuốc Kotisol chứa hoạt chất Paracetamol phối hợp với Tramadol. Thuốc được chỉ định trong điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Kotisol ...

    Đọc thêm
  • Tay cứng và đau khi làm việc
    Bị sưng chỗ gãy xương cũ liệu có đáng lo?

    Em năm nay 19 tuổi. Trong khi đá bóng không may em bị ngã và chống tay trái (đã từng gãy xương quay) xuống nhưng không nhức mà bị sưng chỗ gãy xương cũ và hơi ê ẩm tay. Bác ...

    Đọc thêm
  • Gãy xương đòn vai bao lâu hồi phục?
    Gãy xương đòn vai bao lâu hồi phục?

    Bé nhà em hơn 6 tuổi, ngã gãy xương đòn vai trái. Bé có nhập viện và các bác sĩ có nắn cho 2 đầu xương chạm vào nhau nhưng không cùng 1 đường thẳng mà song song với nhau. ...

    Đọc thêm