Ra máu sau khi kết thúc thai lưu và tiêm IVF có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Ngày 21/3 vừa rồi, em vừa kết thúc thai lưu 8 tuần bằng thuốc. Một tuần sau tái khám, tử cung em đã sạch sẽ bình thường. Nhưng vì mong muốn sinh con trai kịp âm lịch năm 2021, nên em canh bé lại vào ngay kỳ kinh tiếp theo. Nhưng đến ngày 21/4, tức tròn 1 tháng, em vẫn chưa thấy kinh nên đi khám lại thì trong tử cung có trứng 14. Bác sĩ chỉ định em ngày 23/4 quay lại khám thì trứng lên 18,5 và cho chích IVF-S 5000 ở mông và dặn quan hệ vào trưa 25/4. Nhưng tối ngày 23, sau 4-5 giờ tiêm thuốc, em phát hiện ra máu và cứ ra đến tận chiều 25/4. Vợ chồng em vẫn quan hệ bình thường theo lịch bác sĩ đã dặn. Bác cho em hỏi ra máu sau khi kết thúc thai lưu và tiêm IVF có sao không? Em có thể mang thai không? Em ra máu từng ít một, có khô vài tiếng không ra, không giống kinh bình thường em có. Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm Lý - Bác sĩ lâm sàng - Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Ra máu sau khi kết thúc thai lưu và tiêm IVF có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Kinh nguyệt sau chấm dứt thai kỳ thường sẽ có những thay đổi nhất định do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Thông thường, sau sảy thai từ 4-6 tuần kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện trở lại, điều này được giải thích là do sau khi sảy thai, các hormone trong cơ thể người phụ nữ bắt đầu hoạt động để trở lại trạng thái như trước khi mang thai. Cơ thể người phụ nữ cần 4-6 tuần để bắt đầu đạt trạng thái cân bằng về hormone. Lúc này, niêm mạc tử cung được hồi phục dần. Khi niêm mạc tử cung đã hồi phục độ dày cần thiết thì kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện trở lại. Bạn cũng nên chờ một vài tháng trước khi có thai trở lại. Trong những kì kinh đầu tiên kinh nguyệt có thể rối loạn, số lượng ít, màu sắc đen, sẫm,... hoặc ra máu giữa chu kỳ.

Theo như mô tả của bạn thì sau khi dừng thai nghén, buồng trứng của bạn đã có hoạt động trở lại và triệu chứng ra máu của bạn có thể là ra máu giữa chu kỳ do tụt hàm lượng estrogen trong cơ thể do vỡ nang trứng. Để xác định có thai hay không, bạn có thể xét nghiệm beta hCG sau ngày quan hệ 2 tuần. Tuy nhiên, nếu vẫn còn tình trạng rối loạn kinh nguyệt bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa sản phụ để kiểm tra lại, được thăm khám trực tiếp và tư vấn cụ thể hơn.

Điều quan trọng đầu tiên trong giai đoạn chuẩn bị mang thai sau thai lưu là người mẹ cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ các nhóm chất: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, nên ăn nhiều rau và trái cây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, cũng nên bổ sung 400mcg axit folic/ngày để quá trình mang thai lần tiếp theo an toàn hơn. Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia, cafe,.. để giảm tỷ lệ thai chết lưu; Tập thể dục hàng ngày, tham gia những trò chơi lành mạnh. Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Nếu tâm trạng người mẹ buồn rầu, mệt mỏi, bị ảnh hưởng bởi lần thai chết lưu trước thì quá trình thụ thai cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nếu bạn còn thắc mắc về ra máu sau khi kết thúc thai lưu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

273 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Chửa trứng toàn phần
    Chửa trứng toàn phần là gì?

    Chửa trứng gây ra những tác hại khôn lường, và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ nếu như không được phát hiện và điều trị tốt. Chửa trứng chia thành 2 loại là chửa trứng ...

    Đọc thêm
  • Thai lưu: Chẩn đoán và điều trị
    Thai lưu: Chẩn đoán và điều trị

    Thai lưu khá hiếm khi xảy ra, với tỷ lệ 1/200 ca mang thai mắc phải. Chẩn đoán thai lưu thường căn cứ vào kết quả khám thai định kỳ thay vì các triệu chứng, do không có tín hiệu ...

    Đọc thêm
  • miphease
    Công dụng thuốc Miphease

    Thuốc Miphease được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là 25mg Mifepristone. Vậy Miphease có tác dụng gì, cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm
  • COVID-19
    Ngày 2/6: Thai phụ COVID-19 tiên lượng nặng

    Bệnh nhân nữ 26 tuổi ở Bắc Giang đang mang thai 22 tuần, được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Đến ngày 1/6 bị suy hô hấp, tụt huyết áp, thở oxy 100%. Ngay lập tức, ...

    Đọc thêm
  • Oxylpan
    Công dụng thuốc Oxylpan

    Thuốc Oxylpan là một giải pháp tuyệt vời trong việc giúp thai phụ dễ chuyển dạ, thúc đẻ hoặc để giảm chảy máu nơi nhau bám. Oxylpan là thuốc kê đơn, nên để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người ...

    Đọc thêm