Bị tiểu buốt, tiểu rắt phải làm sao?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Tôi bị tiểu rắt và tiểu buốt. Bác sĩ cho tôi hỏi, bị tiểu buốt, tiểu rắt thì phải làm sao?

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quốc Tuấn - Trưởng Đơn nguyên Nội Thận - Lọc Máu - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Bị tiểu buốt, tiểu rắt thì phải làm sao?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Tiểu rắt là khái niệm để diễn tả tình trạng đi tiểu thường xuyên. Bệnh nhân bị tiểu rắt khi số lần đi tiểu đột ngột gia tăng hơn so với bình thường và cảm giác mắc tiểu này không kiểm soát được. Tiểu rắt gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chức năng bàng quang do bị kích thích nhiều lần liên tục. Tuy nhiên, tiểu rắt thường không đơn độc mà đi kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu như tiểu buốt (hiện tượng nóng rát, đau buốt khi đi tiểu), tiểu không hết hoặc mót tiểu liên tục. Bên cạnh đó, một số triệu chứng đi kèm khác như:

  • Thay đổi tính chất nước tiểu: Nước tiểu có màu đục, có dịch mủ và đôi khi kèm theo máu.
  • Đau bụng dưới rốn hoặc đau rát khi quan hệ tình dục qua âm đạo.
  • Đôi khi bệnh nhân sẽ có sốt cao, ớn lạnh nếu nguyên nhân gây tiểu rắt là do nhiễm trùng đường tiểu.

Tiểu buốt và tiểu rắt thường do nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc bàng quang kích thích. Để có thể chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp, bạn nên đến thăm khám tại chuyên khoa Thận - Tiết Niệu. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, bạn cần chú ý:

  • Uống nhiều nước, từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng nhiều rau củ quả tươi, đủ các nhóm chất khác nhau.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ cho luôn khô thoáng, thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ kinh nguyệt.
  • Không mặc quần lót ẩm ướt.
  • Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng, có chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Hạn chế thụt rửa sâu hoặc phun nước trực tiếp vào âm đạo.
  • Không nên nhịn tiểu, cần xây dựng lối sống tình dục an toàn, lành mạnh.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Nếu bạn còn thắc mắc về tiểu rắt, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • lodsan
    Công dụng thuốc Lodsan

    Thuốc Lodsan là thuốc kháng sinh được dùng chủ yếu trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Bệnh nhân cần đảm bảo thực hiện theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đề xuất để nhanh chóng đẩy ...

    Đọc thêm
  • uribel
    Công dụng thuốc Uribel

    Thuốc Uribel công dụng trong việc giảm các cảm giác khó chịu, đau đớn, thường xuyên muốn đi tiểu và co thắt đường tiết niệu do nhiễm trùng đường tiểu dưới hoặc thủ thuật y tế trên đường tiểu. Nắm ...

    Đọc thêm
  • Trexon
    Công dụng thuốc Trexon

    Trexon có thành phần chính là Ceftriaxone, là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin. Thuốc Trexon được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, nhiễm khuẩn ổ bụng và viêm ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Synaflox 750
    Công dụng thuốc Synaflox 750

    Synaflox 750mg là thuốc kháng sinh đường tiêm được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm gây bệnh ở đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục hoặc da mô mềm. Trước khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • zeefora
    Công dụng thuốc Zeefora

    Zeefora là thuốc được dùng trong điều trị tình trạng nhiễm trùng nặng do vi khuẩn gram âm, gram dương hoặc một số loại vi khuẩn đã kháng với kháng sinh họ beta lactam. Việc nắm rõ các thông tin ...

    Đọc thêm