Công dụng thuốc Apotel

Thuốc Apotel thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, có tác dụng điều trị sốt và giảm đau tạm thời. Vậy thuốc Apotel có tác dụng gì và được dùng cho trường hợp cụ thể nào?

1. Thuốc Apotel là thuốc gì?

Thuốc Apotel có thành phần chính là Paracetamol 1000mg và các tá dược khác vừa đủ 1 viên cho người sử dụng. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch truyền tĩnh mạch, hàm lượng 1g/ 6.7ml, đóng gói dưới dạng hộp gồm 3 ống.

2. Công dụng thuốc Apotel

2.1. Công dụng - chỉ định

Cơ chế của thuốc: Hoạt động chủ yếu bằng cách tác động bằng cách tác động lên hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi. Thuốc có các tác dụng và được chỉ định dùng cho các trường hợp sau:

  • Giúp giảm đau nhanh với các triệu chứng đau nhức, khó chịu như nhức đầu, đau răng, đau tai, đau nhức do cảm cúm và sốt.
  • Giúp hạ sốt trong một số trường hợp như sốt do viêm thấp khớp, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

2.2. Chống chỉ định

Một số trường hợp chống chỉ định dùng thuốc Apotel như:

  • Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hoạt chất Paracetamol có trong thuốc.
  • Người bị mắc các bệnh liên quan đến tim, gan, phổi, thận.
  • Người bị thiểu năng các tế bào gan.
  • Người bị thiếu hụt glucose 6 phosphat dehydrogenase.

Lưu ý: Chống chỉ định là các trường hợp chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì có bất cứ lý do nào mà được cho họ linh hoạt sử dụng thuốc để tránh tác động tiêu cực cho cơ thể.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Apotel

Cách dùng: Thuốc Apotel được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch với người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em trên 33kg. Thời gian sử dụng: Cần truyền trong vòng 15 phút với dung dịch Paracetamol.

Liều dùng: Liều dùng Apotel cần phải được chỉ định dựa trên cân nặng và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân, người dùng có thể tham khảo liều dùng sau:

Liều dùng dựa trên cân nặng:

  • Với người từ 33 đến 50kg: Dùng liều 1.5ml/ kg thể trọng. Liều tối đa một ngày không quá 3g.
  • Với người trên 50kg: Dùng liều 1g. Liều tối đa một ngày không quá 3g tránh nguy cơ gây độc gan.

Với người có hội chứng suy giảm chức năng thận nghiêm trọng: Tăng thời gian giữa mỗi lần dùng thuốc lên ít nhất 6 giờ khi bệnh nhân có độ thanh thải Creatinin nhỏ hơn 30ml/ phút.

Với người mắc bệnh suy tế bào gan, suy dinh dưỡng, mất nước, nghiện rượu: dùng liều tối đa mỗi ngày không được vượt quá 3g.

Trong trường hợp quên liều: Vì thuốc được thực hiện bởi các nhân viên y tế nên hiếm khi xảy ra tình trạng quên liều. Nếu không may nhân viên y tế quên liều, người bệnh cần nhắc hoặc báo với bác sĩ ngay lập tức.

Trong trường hợp quá liều: người dùng có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Tổn thương gan, dẫn đến mắc các bệnh như: Viêm gan ứ mật, suy gan, viêm gan cấp nặng, viêm gan tiêu hủy tế bào, có một số trường hợp dẫn đến tử vong.
  • Gây ra hiện tượng chán ăn, xanh xao tái nhợt, buồn nôn, nôn, đau bụng. Các triệu chứng này thường xuất hiện sau 24 giờ.
  • Có thể gây ra hiện tượng hủy hoại tế bào gan, gây ra hoại tử hoàn toàn và không có khả năng phục hồi hoặc gây hôn mê, tử vong.

Cách xử trí khẩn cấp:

  • Cần phải báo ngay cho bác sĩ khi thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi do dùng thuốc.
  • Trước khi được điều trị, người bệnh cần được lấy máu để tiến hành phân tích Paracetamol trong huyết tương càng sớm càng tốt.
  • Sử dụng thuốc giải độc N-Acetylcysteine bằng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch, nên uống tốt nhất trước giờ thứ 10
  • Người bệnh nên được xét nghiệm chức năng gan ngay khi bắt đầu điều trị và lặp lại mỗi ngày 1 lần.
  • Thông thường, gan sẽ trở lại bình thường sau 1 đến 2 tuần và sẽ phục hồi chức năng đầy đủ. Tuy nhiên, có một số trường hợp nghiêm trọng cần phải tiến hành ghép gan.

4. Tác dụng phụ của thuốc Apotel

Bên cạnh tác dụng giúp giảm đau, hạ sốt, thuốc Apotel cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho người dùng như sau:

  • Gây phát ban, dị ứng: Bong tróc, mẩn ngứa, nổi mề đay, đỏ da, tổn thương niêm mạc.
  • Lam dụng thuốc quá liều có thể gây tích tụ độc tố ở gan, dẫn đến suy gan và thậm chí là tử vong.
  • Một số trường hợp có thể gây giảm tiểu cầu, bạch cầu.
  • Gây thiếu máu, buồn nôn, nôn, rối loạn quá trình tạo máu.
  • Trường hợp hiếm gặp: Tăng men gan, hạ huyết áp.

Lưu ý: Khi gặp những tác dụng phụ kể trên hoặc các tác dụng phụ khác nghi do sử dụng thuốc mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng, người bệnh cần thông báo ngay đến cho bác sĩ điều trị hoặc nhân viên phụ trách y tế.

5. Tương tác thuốc Apotel

Thuốc Apotel có một số tương tác sau:

Tương tác với thực phẩm, đồ uống: Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích làm giảm đi tác dụng của thuốc.

Với các thuốc khác:

  • Thuốc chống đông như coumarin, dẫn chất indandion,...: Sử dụng liều cao Apotel lâu dài có thể làm tăng nhẹ các tác dụng chống đông của các thuốc trên.
  • Thuốc phenothiazine, các liệu pháp hạ nhiệt: Dùng đồng thời có thể gây ra hiện tượng hạ sốt đột ngột nhanh và nghiêm trọng.
  • Các thuốc chống co giật nhóm phenytoin, carbamazepin, barbiturat: Dùng đồng thời sẽ khiến các chất còn hoạt tính tích tụ ở gan, gây tổn thương gan.

Lưu ý: Để tránh các tương tác không mong muốn, trong quá trình thăm khám, người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin các thuốc, thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng để được kê đơn phù hợp.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Apotel

Khi sử dụng Apotel, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Đây là loại thuốc được kê đơn và bán theo đơn.
  • Khi sử dụng cần tránh nhầm lẫn giữa đơn vị mg và ml để không sử dụng quá liều dẫn đến tử vong.
  • Ngoài tiêm tĩnh mạch, người dùng cũng có thể sử dụng bằng đường uống, tuy nhiên cần dùng thêm 1 loại thuốc giảm đau đường uống.
  • Khi sử dụng liều cao hơn với liều khuyến cáo, nguy cơ gây tổn thương gan tăng lên nghiêm trọng hơn. Cần phải dùng thuốc giải độc càng sớm càng tốt.
  • Với người dùng mắc bệnh thiếu máu, cần thật thận trọng khi sử dụng vì có thể khiến bệnh nặng thêm.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng, suy gan, người bị suy dinh dưỡng mãn tính, nghiện rượu nặng, mất nước. Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác trong quá trình điều trị.
  • Cần có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và người đang cho con bú.
  • Đối tượng sử dụng là người cao tuổi và trẻ em cần chú ý vì độ nhạy cảm của Apotel với nhóm đối tượng này thường cao hơn người bình thường.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về công dụng - chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và một số lưu ý cần thiết về thuốc Apotel sẽ giúp cho người dùng hiểu biết hơn và đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan