Công dụng thuốc Atobe

Thuốc Atobe được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần gồm Atorvastatin và Ezetimibe. Thuốc có tác dụng cải thiện lượng cholesterol trong máu, được sử dụng trong điều trị tình trạng tăng cholesterol máu và bệnh động mạch vành.

1. Công dụng của thuốc Atobe

Atobe là thuốc gì? Thành phần chính của thuốc là Atorvastatin 10mg + Ezetimibe 10mg.

Chỉ định sử dụng thuốc Atobe:

  • Điều trị tăng cholesterol máu: Làm giảm lượng cholesterol trọng lượng phân tử thấp, tăng cholesterol trọng lượng phân tử cao;
  • Điều trị bệnh động mạch vành ở người bệnh có bệnh động mạch vành kết hợp với tăng cholesterol máu, giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ phải thực hiện các thủ thuật tái tạo mạch máu cơ tim, giảm nguy cơ hình thành các tổn thương mới và giảm nguy cơ tử vong do động mạch vành.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Atobe:

  • Người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc;
  • Người mắc bệnh gan hoạt động hoặc tăng dai dẳng transaminase huyết thanh liên tục không rõ nguyên nhân;
  • Phụ nữ mang thai, có khả năng có thai hoặc bà mẹ đang cho con bú;
  • Trẻ em.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Atobe

Cách dùng: Đường uống. Bệnh nhân có thể dùng thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không cần chú ý tới bữa ăn.

Liều dùng:

  • Tăng cholesterol máu (có tính gia đình dị hợp tử, không có tính gia đình) và rối loạn lipid máu: Dùng liều khởi đầu là 10 - 20mg/lần/ngày. Với bệnh nhân cần giảm LDL nhiều (trên 45%) thì có thể khởi đầu với liều 40mg/lần/ngày. Khoảng liều điều trị của thuốc là 10 - 80mg/lần/ngày. Sau khi bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều Atorvastatin nên đánh giá các chỉ số lipid máu trong vòng 2 - 4 tuần để điều chỉnh liều dùng thuốc cho phù hợp;
  • Tăng cholesterol máu có tính chất gia đình đồng hợp tử: Dùng liều 10 - 80mg/lần/ngày. Bệnh nhân nên sử dụng phối hợp với các biện pháp hạ lipid máu;
  • Điều trị phối hợp: Atorvastatin có thể được phối hợp với resin để làm tăng hiệu quả điều trị;
  • Bệnh nhân suy thận: Không cần phải điều chỉnh liều dùng thuốc.

Quên liều: Khi quên uống 1 liều thuốc Atobe, bệnh nhân nên uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần với thời điểm dùng liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều thuốc đã quên, uống liều tiếp theo đúng như kế hoạch.

Quá liều: Khi dùng thuốc Atobe quá liều, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ điều trị và nhập viện ngay để được can thiệp xử trí kịp thời.

3. Tác dụng phụ của thuốc Atobe

Khi sử dụng thuốc Atobe, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Tác dụng phụ nhẹ: Tâm trạng phiền muộn, nhức đầu, chóng mặt, đau khớp, đau lưng, đau cơ, tê hoặc có cảm giác ngứa ran, khó thở, nhịp tim chậm, rối loạn cương dương, tê ngứa ở tay hoặc chân, chuột rút ở chân, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng, thay đổi vị giác, mất ngủ, triệu chứng cảm lạnh (hắt hơi, đau họng, nghẹt mũi);
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng: Da phát ban, ban đỏ tăng lên (có thể đi kèm các nốt tổn thương hình tròn), đau bụng kéo dài đi kèm buồn nôn và ói mửa, đau khớp, dễ chảy máu hoặc bầm tím, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ho dai dẳng, khó thở, sốt, mệt mỏi hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân;
  • Tác dụng phụ rất nghiêm trọng cần được nhập viện ngay lập tức: Đau và yếu có không rõ nguyên nhân (hiếm xảy ra, có thể tiến triển thành suy thận), tức ngực, sưng mặt - môi - lưỡi - cổ họng (gây khó khăn trong hô hấp hoặc nuốt), nhức đầu dữ dội đột ngột (có thể kèm theo mất cảm giác, buồn nôn, ngứa ran cơ thể, ù tai), chảy máu môi - mũi - mắt miệng - bộ phận sinh dục,...

Khi gặp các tác dụng phụ của thuốc Atobe, bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ để nhận được lời khuyên và cách xử trí phù hợp.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Atobe

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Atobe:

  • Sử dụng các thuốc làm giảm lipid chỉ là can thiệp vào các yếu tố nguy cơ ở những bệnh nhân tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa mạch máu do tăng cholesterol máu;
  • Nên sử dụng thuốc hạ lipid máu kèm theo chế độ dinh dưỡng ít cholesterol, ít mỡ bão hòa; chỉ dùng thuốc khi không đáp ứng đầy đủ với chế độ dinh dưỡng và các biện pháp không dùng thuốc khác;
  • Trước khi điều trị bằng Atorvastatin, cần loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây tăng cholesterol như suy chức năng tuyến giáp, hội chứng suy thận, tiểu đường khó kiểm soát, rối loạn protein máu, nghiện rượu, bệnh gan tắc nghẽn,... và nên kiểm tra lipid máu;
  • Nên test chức năng gan trước khi điều trị bằng thuốc Atobe. Đồng thời, trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cũng cần được theo dõi chức năng gan thường xuyên;
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Atobe ở bệnh nhân nghiện rượu, uống nhiều rượu và có tiền sử mắc bệnh gan;
  • Nên cảnh báo cho người bệnh về nguy cơ gặp các vấn đề về cơ như yếu cơ, căng cơ hoặc đau cơ không giải thích được do sử dụng thuốc Atobe;
  • Không dùng thuốc Atobe ở phụ nữ có thai và cho con bú, nếu phát hiện có thai nên ngưng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ. Phụ nữ cho con bú nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì nên ngừng cho con bú;
  • Thuốc Atobe có thể gây đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, nhìn mờ,... nên cần thận trọng ở người lái xe hoặc vận hành máy móc.

5. Tương tác thuốc Atobe

Một số tương tác thuốc của Atobe gồm:

  • Thận trọng khi phối hợp Atorvastatin (thành phần chính của thuốc Atobe) với niacin hoặc các thuốc ức chế miễn dịch;
  • Tăng nguy cơ tổn thương cơ khi sử dụng đồng thời Atorvastatin với Cyclosporin, Gemfibrozil và các thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat khác, Erythromycin, thuốc kháng nấm nhóm azol, Niacin liều cao (trên 1g/ngày), Colchicin;
  • Dùng đồng thời Atorvastatin với các thuốc điều trị viêm gan siêu vi C và thuốc điều trị HIV có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cơ, nghiêm trọng nhất là tiêu cơ vân và thận hư, dẫn tới suy thận, có thể gây tử vong;
  • Dùng đồng thời Atorvastatin với các thuốc ức chế enzyme CYP3A4 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ và tiêu cơ;
  • Khi sử dụng đồng thời Atorvastatin với amiodaron, không nên dùng quá 20mg Atorvastatin/ngày vì sẽ làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân. Với bệnh nhân phải dùng liều trên 20m/ngày mới đạt hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc statin như Pravastatin;
  • Thuốc Atorvastatin làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin. Ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông coumarin, nên đánh giá thời gian prothrombin trước và trong khi điều trị với Atorvastatin;
  • Sử dụng đồng thời Atorvastatin với các hỗn dịch kháng acid có chứa magie và nhôm hydroxyd sẽ làm giảm khoảng 35% nồng độ Atorvastatin trong huyết tương. Tuy nhiên, tác dụng giảm cholesterol trọng lượng phân tử thấp không đổi;
  • Khi sử dụng Atorvastatin đồng thời với colestipol, nồng độ của Atorvastatin sẽ bị giảm khoảng 25%. Tuy nhiên, việc sử dụng 2 loại thuốc này đồng thời sẽ làm tăng tác dụng trên lipid (so với chỉ dùng 1 loại thuốc đơn lẻ);
  • Khi dùng nhiều liều Digoxin và 10mg Atorvastatin đồng thời thì nồng độ digoxin trong huyết tương không bị ảnh hưởng. Trường hợp dùng digoxin với 80mg Atorvastatin hằng ngày thì sẽ làm tăng nồng độ digoxin khoảng 20%. Vì vậy, cần theo dõi thích hợp ở bệnh nhân sử dụng digoxin;
  • Sử dụng đồng thời Atorvastatin với erythromycin (500mg x 4 lần/ngày) hoặc clarithromycin (500mg x 2 lần/ngày) làm tăng nồng độ của Atorvastatin trong huyết tương;
  • Sử dụng đồng thời Atorvastatin và terfenadin không gây ảnh hưởng đáng kể trên lâm sàng với dược động học của terfenadin;
  • Sử dụng đồng thời Atorvastatin với thuốc ngừa thai đường uống có chứa norethindrone và ethinyl estradiol sẽ làm tăng nồng độ của norethindrone và ethinyl estradiol;
  • Thành phần Atorvastatin có thể làm tăng tác dụng của thuốc warfarin;
  • Sử dụng đồng thời Ezetimibe (thành phần chính của thuốc Atobe) và Colestyramin làm giảm nồng độ của Ezetimibe trong huyết tương nên tốt nhất không nên dùng cùng lúc 2 thuốc này;
  • Cyclosporin có thể làm tăng nồng độ của Ezetimibe trong huyết tương, nên theo dõi cẩn thận ở người bệnh dùng chung 2 loại thuốc này. Hiệu quả Ezetimibe có thể lớn hơn ở những người bệnh suy thận nặng.

Trước và trong khi điều trị với thuốc Atobe, bệnh nhân nên có một chế độ ăn kiêng hợp lý, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách dùng và liều dùng thuốc. Nhờ vậy, thuốc sẽ cho hiệu quả kiểm soát cholesterol máu tốt hơn, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Livastan
    Công dụng thuốc Livastan

    Livastan thuộc nhóm thuốc tim mạch, thường dùng trong điều trị tăng Cholesterol máu và rối loạn lipid máu. Để dùng thuốc Livastan an toàn và hiệu quả thì bạn nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • torvalipin
    Công dụng thuốc Torvalipin

    Thuốc Torvalipin được chỉ định phối hợp với chế độ ăn kiêng giúp làm giảm nồng độ cholesterol máu, điều trị rối loạn lipid máu nguyên phát tuýp III... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử ...

    Đọc thêm
  • Heavarotin 5
    Công dụng thuốc Heavarotin 5

    Heavarotin 5 thuộc nhóm thuốc tim mạch, được chỉ định trong điều trị các trường hợp bệnh nhân tăng cholesterol máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp. Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về ...

    Đọc thêm
  • liapom
    Công dụng thuốc Liapom

    Liapom là thuốc được chỉ định trong việc giúp người bệnh giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc các biến chứng bệnh tim chuyển hóa khác. Thuộc nhóm thuốc kê đơn nên để đảm bảo hiệu quả sử dụng ...

    Đọc thêm
  • mức độ cholesterol
    Cholesterol 101: Mức độ nói lên điều gì?

    Tuy cholesterol là thành phần không thể thiếu nhưng khi hàm lượng này cao có thể gây hại cho cơ thể. Do đó, đo mức độ cholesterol sẽ cho biết nồng độ này cao hay thấp trong máu để có ...

    Đọc thêm