Công dụng thuốc Entinam

Thuốc Entinam có thành phần chính là Imipenem monohydrat, Cilastatin natri và natri bicarbonat. Entinam thường được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về loại thuốc này.

1. Công dụng thuốc Entinam

Imipenem có tác dụng diệt khuẩn nhanh bằng cơ chế tương tác với một số protein liên kết với peniciline trên màng ngoài tế bào vi khuẩn. Kết quả là ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn theo cơ chế giống với các betalactam khác. Imipenem có phổ kháng khuẩn rộng với các vi khuẩn Gram dương, Gram âm, hiếu khí và kỵ khí.

Cilastatin là một chất ức chế men chuyển, có tác dụng ức chế sự thủy phân của Imipenem bởi các enzyme trong ống thận và tăng cường sự hấp thu của Imipenem. Cilastatin không có hoạt tính kháng khuẩn và không gây ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn của Imipenem.

Thuốc Entinam có thể chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, không rõ loại vi khuẩn nào, hoặc nhiễm cả 2 loại vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng đường mật
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
  • Viêm phổi mắc khi nằm viện
  • Nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng phụ khoa phụ khoa
  • Nhiễm trùng da, mô mềm và xương khớp
  • Nhiễm trùng máu
  • Nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn

Chống chỉ định: tuyệt đối không sử dụng Entinam trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Entinam
  • Đang sử dụng thuốc chứa Natri valpronat.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Entinam

2.1. Cách dùng

Để đảm bảo dùng thuốc an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thời gian điều trị, liều lượng, đường dùng thuốc. Không tự ý ngưng thuốc, tính toán lại liều lượng, thay đổi đường dùng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Đồng thời, không đưa thuốc Entinam cho người khác sử dụng khi thấy họ có những biểu hiện giống bạn.

Cách dùng của thuốc, pha 250 – 500mg thuốc Entinam vào 100ml dung dịch NaCl 0,9%. Không dùng nước cất hoặc dung dịch có chứa Natri lactat để pha loãng.

2.2. Liều dùng

Liều lượng người lớn:

  • Nhiễm khuẩn mức độ nhẹ đến vừa: 250 – 500mg/lần x 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ.
  • Nhiễm khuẩn mức độ nặng, nguy hiểm đến tính mạng: 1g/lần x 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ. Liều tối đa là 4g/ngày hoặc 50mg/kg cân nặng.

Trẻ em dưới 12 tuổi: 15 – 25mg/kg cân nặng, mỗi 6 giờ một lần. Liều tối đa hằng ngày là 2g. Đối với trẻ nhiễm Pseudomonas aeruginosa mức độ trung bình, có thể dùng liều 4g/ngày.

Bệnh nhân suy thận: cần điều chỉnh liều Entinam theo độ thanh thải creatinin:

  • Độ thanh thải creatinin từ 31 – 70ml/phút: 500mg/lần, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin từ 21 – 30ml/phút: 500mg/lần, mỗi lần cách nhau 8 – 12 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin từ 6 – 20ml/phút: 250mg/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.

Khi quá liều, có thể xuất hiện các triệu chứng như tăng nhạy cảm thần kinh – cơ, cơn co giật. Khi đó, người bệnh cần ngưng ngay Entinam, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân. Có thể thẩm tách máu để loại trừ thuốc ra khỏi hệ tuần hoàn.

5. Tác dụng phụ

Ngoài những hiệu quả điều trị mà thuốc Entinam đem lại, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc như:

  • Sốc phản vệ: Hiếm khi xảy ra, nhưng cần theo dõi kỹ bệnh nhân, nếu có xuất hiện những triệu chứng như thở khò khè, chóng mặt, ù tai, ... nên ngưng thuốc và xử trí cho bệnh nhân.
  • Phản ứng dị ứng: phát ban, mày đay, ban đỏ ngứa, sốt
  • Thiếu máu, giảm bạch cầu, ban xuất huyết, tăng bạch cầu ưa Eosin, mất bạch cầu hạt, ...
  • Tăng men gan, tăng bilirubin, tăng urobilinogen.
  • Suy thận cấp, viêm thận kẽ, tăng BUN tạm thời
  • Viêm kết tràng giả mạc, đau bụng, rối loạn tiêu hóa
  • Co giật, rối loạn ý thức
  • Sốt, cảm, khó thở, viêm phổi,
  • Bội nhiễm
  • Thiếu vitamin K, thiếu vitamin nhóm B
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải những triệu chứng khác chưa được nghiên cứu hoặc liệt kê trên đây. Vì vậy, hãy liên lạc ngay với bác sĩ khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc Entinam để tư vấn.

6. Tương tác thuốc

Khi điều trị với hai loại thuốc trở lên, có thể gây nên hiện tương tác giữa các thuốc, kết quả là ảnh hưởng đến sự hấp thu, tác dụng, hoặc có thể làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, bạn cần cho thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng (thuốc uống, bôi, tiêm, ...) để đảm bảo an toàn khi bắt đầu điều trị với Entinam.

  • Các kháng sinh betalactam và probenecid: Có thể làm tăng độc tính của Entinam khi phối hợp.
  • Thuốc chứa Natri valpronat: Entinam làm giảm nồng độ của Natri valpronat trong huyết thanh.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Entinam

  • Phụ nữ có thai/cho con bú: Chưa có đầy đủ bằng chứng về tính an toàn của Entinam khi dùng cho đối tượng này. Vì vậy, chỉ sử dụng khi lợi ích điều trị vượt xa rủi ro đem lại cho thai nhi/trẻ bú mẹ.
  • Sử dụng thuốc Entinam kéo dài có thể làm phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm.
  • Cần giảm liều ở người cao tuổi vì chức năng thận bị suy giảm do tuổi tác.
  • Để thuốc Entinam ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, nhiệt độ từ 15 đến 30 độ C.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

82 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tadifs Injection
    Công dụng thuốc Tadifs Injection

    Thuốc Tadifs Injection được chỉ định điều trị nhiễm trùng ổ bụng, đường hô hấp dưới, phụ khoa, tiết niệu sinh dục, xương khớp, da và mô mềm,...Vậy cách sử dụng thuốc Tadifs Injection công dụng như thế nào? Cùng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Trẻ nang ống mật chủ có nguy hiểm không?
    Trẻ nang ống mật chủ có nguy hiểm không?

    Bé nhà tôi 3 tuổi. Hôm nay, bé kêu đau bụng xung quanh rốn, tôi có đưa bé đi siêu âm và có kết quả ống mật chủ có cấu trúc hồi âm trống, kích thước 71x32 mm. Bác sĩ ...

    Đọc thêm
  • Artamciclin
    Công dụng thuốc Artamciclin

    Thuốc Artamciclin có thành phần chính là Piperacillin natri, Tazobactam natri cùng với các tá dược khác. Artamciclin được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • itaban
    Công dụng thuốc Itaban

    Thuốc Itaban có thành phần chính là Imipenem và Cilastatin, có công dụng điều trị nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng phụ khoa & tiết niệu sinh dục... Cùng tìm hiểu chi tiết hơn ...

    Đọc thêm
  • Cilaprim
    Công dụng thuốc Cilaprim

    Thuốc Cilaprim được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch nhằm điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn. Để dùng thuốc Cilaprim hiệu quả và sớm khắc phục bệnh, bạn nên thực hiện theo đúng phác đồ ...

    Đọc thêm