Công dụng thuốc Hydrite

Thuốc Hydrite 4.1g có thành phần hoạt chất chính Natri clorid, Natri citrat, Kali clorid và glucose khan. Đây là thuốc được sử dụng để điều trị mất nước nguyên nhân do tiêu chảy đối với trẻ em và người lớn. Đồng thời, loại thuốc này cũng được sử dụng để thay thế nước và chất điện giải mất đối với những người bị bệnh tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt cao, luyện tập nặng nhọc và chơi thể thao.

1. Thuốc Hydrite 4.1g là thuốc gì?

Thuốc Hydrite 4.1g là thuốc gì? Thuốc Hydrite 4.1g có thành phần hoạt chất chính Natri clorid, Natri citrat, Kali clorid và glucose khan.

Đây là thuốc được sử dụng để điều trị mất nước nguyên nhân do tiêu chảy đối với trẻ em và người lớn. Đồng thời, loại thuốc này cũng được sử dụng để thay thế nước và chất điện giải mất đối với những người bị bệnh tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt cao, luyện tập nặng nhọc và chơi thể thao.

2. Thuốc Hydrite công dụng gì?

Thuốc Hydrite công dụng gì? Thuốc Hydrite có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:

  • Điều trị mất nước nguyên nhân do tiêu chảy đối với trẻ em và người lớn.
  • Sử dụng để thay thế nước và chất điện giải mất trong điều trị các bệnh tiêu chảy cấp, nôn mửa, sốt cao, luyện tập nặng nhọc và chơi thể dục thể thao.

3. Chống chỉ định của thuốc Hydrite

Chống chỉ định của thuốc Hydrite trong những trường hợp sau đây:

Thuốc Hydrite không sử dụng đối với các trường hợp sau:

  • Người có tiền sử dị ứng hay quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm hoặc nếu bạn rối loạn dung nạp glucose.
  • Người bị bệnh suy thận cấp.
  • Người bị bệnh tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột.

4. Cách dùng và liều dùng của thuốc Hydrite

Cách dùng và liều dùng của thuốc Hydrite như sau:

4.1. Cách dùng của thuốc Hydrite

Loại thuốc này được bào chế sử dụng phù hợp theo đường uống trực tiếp. Cách pha thuốc là dùng 1 gói vào 1 ly 200ml nước đun sôi để nguội.

4.2. Liều dùng của thuốc Hydrite

Liều dùng điều trị phòng ngừa mất nước (phác đồ A):

  • Cho người bệnh uống thuốc Hydrite càng nhiều càng tốt theo khả năng cho đến khi ngừng tiêu chảy.
  • Liều trung bình 10ml/kg cân nặng cơ thể để được thể tích trung bình (ml) của dung dịch thuốc Hydrite cần bù sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng.
  • Sử dụng thêm các loại dịch khác cụ thể như nước đun sôi để nguội, các loại canh rau, súp thịt gà, nước cơm, nước dừa tươi, sữa chua, nước ép trái cây không thêm đường.
  • Tiếp tục ăn nếu khả năng dung nạp tốt, đối với trẻ đang bú mẹ thì cần tiếp tục cho trẻ bú như bình thường.

Liều dùng điều trị mất nước (phác đồ B: mất nước từ thể nhẹ đến vừa):

  • Liều trung bình là 75ml/kg cân nặng cơ thể để được thể tích trung bình (ml) của dung dịch Hydrite 4.1g cần cho trong 4 giờ đầu.
  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ ngay cả trong lúc thực hiện biện pháp bù nước.
  • Sau 4 giờ, đánh giá lại tình trạng mất nước dựa trên bảng đánh giá mức độ mất nước và chọn phác đồ điều trị thích hợp.
  • Nếu không còn dấu hiệu mất nước, chuyển sang điều trị theo phác đồ A.
  • Nếu còn các dấu hiệu mất nước, tiếp tục thực hiện phác đồ B và tiếp tục đánh giá lại tình trạng mất nước của người bệnh thường xuyên.
  • Nếu xuất hiện các dấu hiệu mất nước nặng thì cần chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay để khẩn cấp bù nước qua đường tĩnh mạch (phác đồ C). Tuy nhiên, trường hợp bất thường này hiếm gặp, chỉ xảy ra đối với những người không uống được hoặc uống rất ít thuốc Hydrite, đồng thời tiêu chảy nhiều và liên tục. Sau khi hoàn tất quá trình bù nước, nếp véo da sẽ trở lại bình thường, người bệnh cảm giác ít khát nước, đi tiểu tiện được và không bị kích thích vật vã nữa thì cần tiếp tục cho ăn, cho bú như bình thường (nếu dung nạp tốt) sau 4 giờ đầu bù nước.

Liều dùng đối với trường hợp mất nước không do tiêu chảy:

Uống thuốc Hydrite từng ngụm theo khả năng trong các trường hợp sau:

  • Trẻ sốt cao, sốt xuất huyết mức độ độ I, II, III nếu bé uống được, kém ăn uống trong lúc bị bệnh, nôn ói, bỏng.
  • Dự phòng nguy cơ mất nước và điện giải trong khi hoạt động thể lực đối với những người làm việc lâu trong môi trường nắng nóng, các vận động viên thể thao...

Lưu ý: Liều dùng như cung cấp ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tình trạng mất nước và mức độ diễn tiến của bệnh của từng người cụ thể. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị bệnh.

4.3. Trường hợp quá liều thuốc

  • Triệu chứng quá liều thuốc Hydrite bao gồm tăng natri trong máu với các dấu hiệu kèm theo như hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp, cáu gắt, sốt cao... khi uống thuốc Hydrite đậm đặc và triệu chứng thừa nước cụ thể như mi mắt húp nặng, phù toàn thân, suy tim.
  • Điều trị tăng natri trong máu: truyền tĩnh mạch chậm dung dịch nhược trương và cho uống bổ sung thêm nước.
  • Điều trị thừa nước: ngừng cho uống thuốc Hydrite và dùng thuốc lợi tiểu nếu cần.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Hydrite

Trong quá trình sử dụng thuốc Hydrite, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Không có tác dụng phụ nếu theo đúng cách pha, thể tích nước pha và cho uống dung dịch đúng liều lượng.
  • Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý theo dõi và thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được những tư vấn y tế về những tác dụng bất lợi xảy ra trong quá trình điều trị bệnh với thuốc Hydrite.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Hydrite

Trong quá trình sử dụng thuốc Hydrite, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Cần tuân theo đúng cách pha và lượng dung dịch cho uống như đã đề nghị tuỳ theo cân nặng, độ tuổi và mục đích sử dụng (để dự phòng hoặc điều trị mất nước) để tránh thấp liều điều trị hay quá liều.
  • Pha gói thuốc Hydrite ngay trước khi dùng. Nếu không để tủ lạnh, 1 giờ sau khi pha, dung dịch còn thừa nên đổ bỏ. Nếu bảo quản thuốc trong tủ lạnh, dung dịch thuốc Hydrite 4.1g sau khi đã pha xong có thể được giữ để uống trong 24 giờ, sau thời gian này thì không nên dùng nữa.
  • Sử dụng nước nguội để pha gói thuốc Hydrite và sau khi pha không bao giờ đun sôi dung dịch Hydrite 4.1g.
  • Sử dụng thuốc Hydrite khi lái xe và vận hành máy móc: Không ảnh hưởng.
  • Sử dụng thuốc Hydrite với thời kỳ mang thai và cho con bú: Có thể dùng được.

7. Tương tác của thuốc Hydrite

Tương tác của thuốc Hydrite có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Tương tác của thuốc Hydrite có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho bác sĩ điều trị những thông tin về các loại thuốc bạn đang sử dụng như các loại thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng, thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn để bác sĩ được biết, từ đó có sự tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Để đảm bảo chất lượng, cần bảo quản thuốc Hydrite 4.1g ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi thuốc đã hết hạn sử dụng tuyệt đối không được sử dụng. Tham khảo các công ty môi trường để biết cách tiêu hủy thuốc hiệu quả.

Tóm lại, thuốc Hydrite 4.1g là thuốc được sử dụng để điều trị mất nước nguyên nhân do tiêu chảy đối với trẻ em và người lớn. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và hạn chế tối đa các tác dụng bất lợi thì bạn cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị và nhân viên y tế có chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan