Công dụng thuốc Itrakon

Thuốc Itrakon có tác dụng kháng nấm với phổ kháng nấm rộng. Thuốc được dùng trong các trường hợp bệnh do các chủng nấm nhạy cảm gây ra. Để hiểu rõ hơn về công dụng của thuốc và điều cần chú ý khi dùng thuốc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Thuốc Itrakon công dụng gì?

Thuốc Itrakon có thành phần là Itraconazole (dưới dạng pellets itraconazole 455 mg) 100 mg, bào chế dạng viên nang cứng.

Itraconazole là thuốc kháng nấm đường uống, dẫn xuất triazole, có phổ kháng nấm rộng. Các nghiên cứu cho thấy rằng itraconazole ức chế sự phát triển của nhiều loại vi nấm gây bệnh. Các vi nấm này bao gồm: vi nấm dermatophytes (các chủng Trichophyton spp., Microsporum spp., Epidermophyton floccosum) nấm men (các chủng Candida bao gồm C. albicans, C. glabrata và C. krusei, Cryptococus neoformans, Pityrosporum spp., các chủng Trichosporon spp., Geotrichum spp., Aspergillus spp., Histoplasma spp., Paracoccidioides brasiliensis, Sporothrix schenekii, Fonsecaea spp., Claslosporium spp., Blastomyces dermatitidis, Pseudallescheria boydii, Penicillium marneffei và các vi nấm và nấm men khác.

C. glabrata và C. tropicalis thường là những chủng nấm Candida kém nhạy cảm nhất, có một số nghiên cứu thấy chúng có thể đề kháng với itraconazole. Các loại vi nấm chính không bị ức chế với itraconazole là Zygomycetes (Rhizopus spp., Rhizomucor spp., Mucor spp. và Absidia spp.), Fusarium spp., Scedosporium spp. và Scopulariopsis spp.

Cơ chế tác động của thuốc trên các nghiên cứu được xác nhận rằng itraconazole gây rối loạn việc tổng hợp ergosterol của tế bào vi nấm. Ergosterol là một trong những thành phần thiết yếu của màng tế bào vi nấm. Sự rối loạn việc tổng hợp chất này cuối cùng dẫn đến tác dụng kháng nấm.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Itrakon

Thuốc Itrakon được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm nấm candida ở vùng miệng và hầu họng.
  • Lang ben, nhiễm nấm ngoài da như nấm da chân, da bẹn, da thân mình, da kẽ tay.
  • Nấm móng tay, móng chân.
  • Nhiễm nấm nội tạng do nấm Aspergillus và Candida, nhiễm nấm Cryptococcus, Histoplasma, Sporothrix, Paracoccidioides, Blastomyces.
  • Điều trị duy trì: Ở những người bệnh AIDS để phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát; Đề phòng nhiễm nấm trong thời gian giảm bạch cầu trung tính kéo dài.

Không dùng thuốc Itrakon trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đang có tiền sử quá mẫn với thuốc hay quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Không nên sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú, chỉ sử dụng khi bệnh nhân nhiễm nấm nội tạng đe dọa đến tính mạng và khi nhận thấy lợi ích điều trị cao hơn so với nguy cơ có hại cho thai nhi.
  • Dùng đồng thời với thuốc như: terfenadin, astermizol, cisapride, triazolam và midazolam uống.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Itrakon

Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường uống. Uống thuốc này ngay sau khi ăn.

Liều dùng: Liều dùng thuốc tùy vào trường hợp bệnh.

  • Nhiễm nấm Candida âm hộ – âm đạo: Uống 2 viên(100mg) x 2 lần/ngày dùng trong 1 ngày; hoặc uống 2 viên x 1 lần/ngày và dùng trong 3 ngày.
  • Lang ben: Uống 2 viên x 1 lần/ngày dùng trong 7 ngày.
  • Nấm ngoài da: Uống 2 viên x 1 lần/ngày dùng trong 7 ngày hoặc 1 viên x 1 lần/ngày dùng trong 15 ngày. Đối với các vùng sừng hóa cao như ở trường hợp nhiễm nấm ở lòng bàn chân, lòng bàn tay thì 2 viên x 2 lần/ngày dùng trong 7 ngày hoặc 1 viên x 1 lần/ngày dùng trong 30 ngày.
  • Nhiễm Candida ở miệng và vùng họng: Uống 1 viên x 1 lần/ngày dùng trong 15 ngày. Ở những người bệnh AIDS, cấy ghép cơ quan hoặc giảm bạch cầu trung tính thì uống 2 viên x 1 lần/ngày dùng trong 15 ngày.
  • Nấm móng: Uống thành 2-3 đợt, mỗi đợt 7 ngày, ngày uống 4 viên, sáng 2 viên, chiều 2 viên. Các đợt điều trị luôn cách nhau khoảng cách 3 tuần không dùng thuốc. Hoặc điều trị liên tục với liều 2 viên x 1 lần/ngày dùng trong 3 tháng.
  • Nhiễm nấm nội tạng:
    • Nhiễm Aspergillus: uống 2 viên x 1 lần/ngày, dùng trong vòng 2-5 tháng, nếu như bệnh lan tỏa có thể tăng liều lên 2 viên x 2 lần/ngày.
    • Nhiễm nấm Candida: Uống 1-2 viên x 1 lần/ngày, dùng trong 3tuần đến 7 tháng.
    • Nhiễm nấm Cryptococcus ngoài màng não: Uống 2 viên x 1 lần/ngày, dùng trong 2 tháng đến 1 năm.
    • Viêm màng não do Cryptococcus: Uống 2 viên x 2 lần/ngày. Điều trị duy trì uống 2 viên x 1lần/ngày.
    • Nhiễm Histoplasma: Uống 2 viên x 1-2 lần/ngày, thời gian sử dụng trung bình 8 tháng.
    • Nhiễm Sporothrix schenckii: uống 1 viên x 1lần/ngày, dùng trong 3 tháng.
    • Nhiễm Paracoccidioides brasiliensis: Uống 1 viên x 1 lần/ngày, dùng trong 6 tháng.
    • Nhiễm Chromomycosis (Cladosporium, Fonsecaea): Uống 1-2 viên x 1lần/ngày, dùng trong 6 tháng.
    • Nhiễm Blastomyces dermatitidis: Uống 1 viên x 2 lần/ngày hoặc 2 viên x 1 lần/ngày, dùng trong 6 tháng.

4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Itrakon

Một số tác dụng phụ có thể phải khi dùng thuốc Itrakon bảo gồm:

  • Tác dụng phụ hay xảy ra nhất là buồn nôn, đau bụng nhức đầu và khó tiêu.
  • Ít khi gặp các trường hợp dị ứng như ngứa, ngoại ban, nổi mày đay và phù mạch, rối loạn kinh nguyệt, tăng men gan có hồi phục, hội chứng Stevens-Johnson.
  • Rất hiếm khi xảy ra giảm kali huyết.

Nếu dùng thuốc có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, bạn hãy thông báo với bác sĩ để được tư vấn và điều trị nếu cần.

5. Chú ý khi dùng thuốc Itrakon

  • Trước khi dùng thuốc cần nói với bác sĩ về tiền sử dị ứng hay tiền sử mắc bệnh gan hay gan bị nhiễm độc bởi thuốc khác.
  • Cần thiết phải kiểm tra chức năng gan khi cần phải dùng dài ngày.
  • Tương tác thuốc: Một số loại thuốc có thể xảy ra tương tác khi dùng đồng thời. Cho nên cần báo cho bác sĩ các thuốc mà bạn đang sử dụng.
  • Sự mất thính lực có thể xảy ra khi dùng thuốc này. Một số trường hợp mất thính lực có thể hết sau khi dùng thuốc, tuy nhiên số ít kéo dài về sau. Nên chú ý tác dụng phụ gây giảm thính lực của thuốc.
  • Nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn khi dùng thuốc này để điều trị
  • Bảo quản: Nên để thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và để xa tầm tay của trẻ em. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc trước khi dùng và không dùng thuốc khi quá hạn trên báo bì.

Thuốc Itrakon là thuốc kê đơn, nên bạn chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ, thuốc kháng nấm không có tác dụng điều trị bệnh do virus hay vi sinh vật khác gây ra. Cho nên, tránh dùng bừa bãi để tránh nguy cơ gây ra tác hại cho cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Omecaplus
    Công dụng thuốc Omecaplus

    Thuốc Omecaplus nằm trong nhóm thuốc ức chế hệ thống bơm proton ở tế bào bìa dạ dày. Omecaplus được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng với thành phần chính là Omeprazole hàm lượng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • merynal v
    Công dụng thuốc Merynal - V

    Merynal - V là thuốc thuộc nhóm thuốc phụ khoa, được sử dụng để điều trị các trường hợp viêm âm đạo do nhiễm khuẩn, vi nấm Trichomonas, Candida albicans hoặc viêm âm đạo do nguyên nhân hỗn hợp.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Poginal 10%
    Công dụng thuốc Poginal 10%

    Thuốc Poginal 10% được sản xuất dưới dạng thuốc bôi với thành phần chính là Povidon-iod. Vậy thuốc Poginal 10% có công dụng gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách, cùng tìm hiểu qua bài viết ...

    Đọc thêm
  • Flucofast
    Công dụng thuốc Flucofast

    Thuốc Flucofast được bào chế dưới dạng viên nén có thành phần chính là Fluconazole hàm lượng 50mg. Đây là một hoạt chất chống nấm thuộc nhóm Triazole có tác dụng chống nấm toàn thân. Hãy cùng tìm hiểu những ...

    Đọc thêm
  • Celtonal
    Công dụng thuốc Celtonal

    Thuốc Celtonal có công dụng trong điều trị các tình trạng nhiễm nấm toàn thân nguyên nhân do Candida, Coccidioides immitis, Paracoccidioides và Histoplasma gây ra hoặc nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa, âm đạo mãn tính, nấm móng không ...

    Đọc thêm