Công dụng thuốc Mezapizin

Thuốc Mezapizin có thành phần chính là Flunarizin (dưới dạng Flunarizin dihydrochlorid) 10mg trong mỗi viên thuốc Mezapizin 10, kết hợp cùng các tác dược khác vừa đủ. Mezapizin có tác dụng an thần, kháng histamin với cơ chế đối kháng chọn lọc trên kênh canxi, ngăn cản dòng canxi đi vào trong tế bào gây giãn mạch, đặc biệt phổ biến ở mạch máu não.

1. Chỉ định và chống chỉ định Mezapizin

Thuốc Mezapizin10mg có chỉ định trong các trường hợp sau:

Bên cạnh đó, thuốc Mezapizin 10 chống chỉ định với người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người bệnh có tiền sử trầm cảm, rối loạn vận động như Parkinson, triệu chứng ngoại tháp, người đang dùng thuốc chẹn beta.

2. Cách dùng và liều dùng Mezapizin 10

Người bệnh trước khi sử dụng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, đồng thời tuân thủ liều lượng bác sĩ kê để thuốc đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Với thuốc Mezapizin người bệnh nên uống cùng với nước và thường uống vào buổi tối.

Tùy vào tình trạng của từng người bệnh mà liều thuốc Mezapizin 10mg sẽ thay đổi phù hợp theo chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị. Một số liều dùng Mezapizin 10 phổ biến người bệnh và bác sĩ có thể tham khảo:

Với người điều trị dự phòng đau nửa đầu:

  • Liều khởi đầu cho người bệnh > 65 tuổi là 1⁄2 viên/lần/ngày, người ít hơn 65 tuổi uống 1 viên/lần/ngày (1 viên Mezapizin 10mg)
  • Liều duy trì: người bệnh dùng như liều ban đầu, trong 1 tuần chỉ dùng 5 ngày và nghỉ thuốc 2 ngày liền nhau. Khi điều trị thành công, thuốc tác dụng tốt, người bệnh có thể dừng thuốc điều trị sau 6 tháng và có thể sử dụng lại theo chỉ định của bác sĩ khi có triệu chứng tái phát.
  • Người bệnh cũng chú ý ngừng điều trị bằng Mezapizin 10mg nếu có biểu hiện trầm cảm, hội chứng ngoại tháp, bệnh không tiến triển sau 2 tháng điều trị.

Với người điều trị chóng mặt, rối loạn tiền đình:

  • Người bệnh sử dụng liều như điều trị dự phòng đau nửa đầu trong thời gian tùy thuộc đến khi kiểm soát được triệu chứng. Người bệnh ngừng thuốc nếu trong 1 tháng không đáp ứng điều trị chóng mặt mạn tính hoặc sau 2 tháng với chóng mặt tư thế.

3. Xử trí khi quá liều hoặc quên liều

Nếu quên uống 1 liều thuốc Mezapizin 10mg, người bệnh hãy uống ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời gian nhớ ra đã gần liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và uống bình thường. Người bệnh không nên uống gấp đôi liều khi quên.

Trường hợp người bệnh sử dụng quá liều sẽ có triệu chứng suy nhược, buồn ngủ hoặc nhịp tim nhanh, kích động, buồn ngủ khi uống quá liều đến 600mg/lần. Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử trí bằng cách dùng than hoạt rửa dạ dày trong vòng 1h sau khi dùng quá liều thuốc và điều trị hỗ trợ triệu chứng.

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên tuân thủ liều dùng được chỉ định bởi bác sĩ.

4. Tác dụng phụ của thuốc Mezapizin

Người bệnh sử dụng thuốc Mezapizin sẽ đối mặt với các triệu chứng là tác dụng phụ thường gặp như buồn ngủ, mệt mỏi, tăng cân, cảm giác thèm ăn. Một số triệu chứng hiếm gặp có thể xuất hiện như mất ngủ, lo âu, bồn chồn, vận động chậm chạp, cứng cơ, buồn ngủ, nổi ban đỏ, hạ huyết áp, nôn,...

Khi có bất kỳ các triệu chứng bất thường do tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị để nhận tư vấn phù hợp với tình trạng.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Mezapizin

Trong quá trình sử dụng thuốc Mezapizin, người bệnh cần lưu ý:

  • Không nên sử dụng thuốc Mezapizin 10 cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú
  • Hạn chế tối đa lái xe hoặc vận hành máy móc khi đang trong quá trình sử dụng thuốc
  • Người bệnh suy gan, huyết áp thấp, rối loạn chuyển hóa porphyrin cần thận trọng khi sử dụng thuốc Mezapizin
  • Nên ngưng thuốc nếu cảm giác mệt mỏi ngày càng tăng lên
  • Người cao tuổi có nguy cơ tăng triệu chứng ngoại tháp, trầm cảm, hội chứng Parkinson nên được kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong thời gian sử dụng thuốc Mezapizin và ngưng thuốc khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại, thuốc Mezapizin có thành phần chính là Flunarizin. Thuốc được chỉ định điều trị bệnh đau nửa đầu, rối loạn tiền đình và các bệnh lý thần kinh khác. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ thì người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan