Công dụng thuốc Mofazt

Thuốc Mofazt có thành phần chính là Paracetamol, Pseudoephedrine HCL, Dextromethorphan HBr, Chlorpheniramine maleate. Thuốc được sử dụng trong điều trị các triệu chứng của dị ứng ở đường hô hấp trên kèm sốt và dị ứng theo mùa, đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức do cảm cúm, đau răng, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, hạ sốt,.. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách dùng thuốc Mofazt hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Mofazt là gì?

Thuốc Mofazt thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm và đóng gói theo hộp 3 vỉ x 10 viên.

Thuốc Mofazt có thành phần chính là Paracetamol hàm lượng 325 mg, Pseudoephedrine HCL hàm lượng 30mg, Dextromethorphan HBr hàm lượng 10mg , Chlorpheniramine maleate hàm lượng 2 và các thành phần tá dược khác.

2. Thuốc Mofazt có tác dụng gì?

Thuốc Mofazt được sử dụng trong các trường hợp:

  • Làm giảm triệu chứng của dị ứng ở đường hô hấp trên kèm sốt và dị ứng theo mùa.
  • Điều trị các triệu chứng đau như: Đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức do cảm cúm, đau răng, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng
  • Ngoài ra còn giúp hạ sốt cho người bệnh bị cảm hoặc những bệnh lý liên quan đến sốt.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Mofazt

Thuốc Mofazt được sử dụng theo đường uống.

Liều dùng thuốc Mofazt tham khảo như sau:

  • Người lớn: 1-2 viên Mofazt mỗi 4 – 6 giờ, không quá 12 viên Mofazt/24 giờ
  • Thanh thiếu niên > 12 tuổi: 1-2 viên Mofazt mỗi 6 giờ, không quá 8 viên Mofazt/24 giờ
  • Trẻ 6 – 11 tuổi: 1 viên Mofazt mỗi 4 – 6 giờ, không quá 6 viên Mofazt/24 giờ
  • Trẻ 6 – 8 tuổi: tối đa 5 viên Mofazt/24 giờ
  • Trẻ < 6 tuổi: Sử dụng Mofazt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Suy gan/thận, người lớn tuổi: Giảm liều Mofazt

Trường hợp dùng quá liều thuốc Mofazt

  • Trong trường hợp sử dụng quá liều hoặc có biểu hiện của ngộ độc, người bệnh cần ngưng điều trị và liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Nhiễm độc paracetamol do dùng thuốc kéo dài hoặc dùng lặp lại với liều cao, đôi khi có thể do dùng một liều duy nhất. Điều này có thể gây hoại tử gan hoặc nặng có thể gây tử vong. Các triệu chứng như buồn nôn/nôn, đau bụng thường xuất hiện khi dùng thuốc trong vòng 2-3 giờ. Methemoglobin máu dẫn đến chứng xanh tím da, móng tay và niêm mạc, gây kích động, mê sảng, làm giảm thân nhiệt, suy hô hấp và tuần hoàn.
  • Xử trí: Điều trị hỗ trợ tích cực, kết hợp rửa dạ dày trong mọi trường hợp trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính trong trường hợp này là sử dụng những hợp chất sulfhydryl. N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch, tuy nhiên nếu không có N-acetylcystein có thể sử dụng Methionin. Ngoài ra có thể xem xét sử dụng than hoạt, thuốc tẩy muối để làm giảm hấp thụ paracetamol.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Mofazt

Thuốc Mofazt không được sử dụng trong các trường hợp:

  • Người bệnh quá mẫn, tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong công thức thuốc Mofazt.
  • Người đang điều trị với IMAO trong vòng 2 tuần.
  • Người bệnh bị tăng huyết áp nặng.
  • Mắc bệnh tim nặng như suy mạch vành, tăng nhãn áp.
  • Người bệnh bị khó tiểu do tuyến tiền liệt hoặc các nguyên nhân khác.
  • Động kinh mới bị hoặc đã lâu.
  • Người mắc bệnh gan nặng.
  • Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Người bệnh bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.

5. Tương tác thuốc Mofazt

Dưới đây là một số tương tác thuốc Mofazt đã được báo cáo như:

  • Thận trọng khi kết hợp dùng chung thuốc Mofazt với các thuốc như: Metoclopramide, Barbiturat, Domperidon, Cholestyramin, Phenytoin, Carbamazepin, thuốc giảm sung huyết, kích thích thần kinh dạng Amphetamin, ức chế thèm ăn, Bretylium, Bethanidin, Methyldopa, Guanethidin, Debrisoquin, thuốc chẹn anpha & beta adrenergic, Methacholine.
  • Sử dụng thuốc Mofazt dài ngày với liều cao làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
  • Thận trọng khi dùng kết hợp thuốc Mofazt với Phenothiazin và các liệu pháp hạ nhiệt do có thể làm tăng khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh.
  • Uống rượu dài ngày và quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ Acetaminophen gây độc cho gan.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Mofazt, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ bệnh lý khác đang gặp phải và các dòng thuốc khác đang sử dụng để tránh những tương tác thuốc không mong muốn xảy ra.

6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Mofazt

Trong quá trình sử dụng thuốc Mofazt, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra như:

  • Choáng váng, buồn ngủ
  • Buồn nôn, nôn ói, táo bón, tiêu chảy, chán ăn, đau thượng vị.
  • Ban da ít gặp
  • Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng thuốc Mofazt dài ngày
  • Giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
  • Phản ứng quá mẫn hiếm khi gặp

Nếu người bệnh gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, cần ngừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay trung tâm y tế gần nhà để được điều trị kịp thời:

  • Mẩn đỏ, bong tróc hoặc phồng rộp da, nổi mề đay, phát ban, ngứa.
  • Sưng mặt, lưỡi, môi, cổ họng, mắt, tay, chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân.
  • Khàn tiếng
  • Khó thở hoặc khó nuốt.

Ngoài ra, thuốc Mofazt có thể gây ra các tác dụng phụ khác mà chưa được liệt kê bên trên. Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.

7. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Mofazt điều trị

Người bệnh cần tham khảo kỹ hướng dẫn dùng thuốc Mofazt được niêm yết trên bao bì sản phẩm hoặc qua tờ kê đơn của bác sĩ/dược sĩ. Dưới đây là một số thận trọng khi dùng thuốc Mofazt điều trị.

  • Tránh dùng rượu bia trong quá trình điều trị với thuốc Mofazt do sử dụng nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bệnh bị tăng nhãn áp, bệnh tuyến giáp, cao huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, phì đại tuyến tiền liệt, loét tiêu hóa, tắc nghẽn cổ bàng quang, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính.
  • Thận trọng khi kết hợp dùng chung thuốc Mofazt với thuốc làm dịu, an thần, chống trầm cảm, giãn cơ, ức chế thần kinh trung ương khác.
  • Chỉ nên dùng thuốc Mofazt cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.
  • Phải dùng thuốc Mofazt thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ.
  • Thuốc Mofazt được kê theo đơn của bác sĩ/dược sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định dùng thuốc.

Tóm lại để quá trình sử dụng thuốc Mofazt được hiệu quả, an toàn, bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ chuyên môn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

172 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan