Công dụng thuốc Olanzax

Olanzax thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, thường được chỉ định trong bệnh lý tâm thần phân liệt. Đây là thuốc kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa, do đó người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.

1. Olanzax là thuốc gì?

Olanzax có thành phần chính Olanzapine - là thuốc chống loạn thần có hoạt tính dược lý học rộng trên một số hệ receptor của serotonin, dopamine, muscarinic, adrenergic a1, histamine H1. Các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng cho thấy Olanzapine đã cải thiện các triệu chứng dương tính cũng như âm tính của bệnh lý tâm thần phân liệt.

Olanzax hấp thu tốt khi uống qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 5-8 giờ, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thuốc chuyển hóa tại gan, qua được hàng rào máu não, nhau thai và sữa mẹ, cuối cùng thải trừ qua nước tiểu.

2. Chỉ định của thuốc Olanzax

Thuốc Olanzax được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau đây

3. Chống chỉ định của thuốc Olanzax

Thuốc Olanzax không được sử dụng trong một số trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng với Olanzapine hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
  • Bệnh lý glocom góc hẹp.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú không có chỉ định dùng thuốc Olanzax.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Olanzax:

  • Các triệu chứng được cải thiện sau khi dùng thuốc từ vài ngày đến vài tuần. Trong suốt thời gian dùng thuốc bệnh nhân cần phải được giám sát chặt chẽ.
  • Bệnh nhân sa sút trí tuệ có liên quan đến rối loạn tâm thần và/ hoặc rối loạn hành sử dụng Olanzax có thể tăng tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
  • Bệnh nhân Parkinson, động kinh có các biểu hiện rối loạn tâm thần và/ hoặc rối loạn hành vi kèm theo không nên sử dụng Olanzax.
  • Khi có các dấu hiệu của hội chứng an thần kinh ác tính (NMS) ngưng sử dụng tất cả các thuốc chống loạn thần, kể cả Olanzax.
  • Theo dõi, kiểm tra thường xuyên ở những bệnh nhân tăng đường huyết, đái tháo đường khi sử dụng thuốc.
  • Các thuốc chống loạn thần có nguy cơ làm thay đổi lipid máu, vì vậy cần theo dõi thường xuyên, đặc biệt là bệnh nhân có tiền căn rối loạn lipid máu, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.
  • Olanzax tác dụng lên các receptor kháng cholinergic, vì vậy thận trọng khi dùng cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến, liệt ruột và các tình trạng liên quan.
  • Bệnh nhân chức năng gan suy giảm, tăng men gan, tổn thương tế bào gan, ứ mật cần cân nhắc lợi ích khi dùng thuốc.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch như hội chứng QT kéo dài bẩm sinh, suy tim sung huyết, phì đại tim, hạ kali máu hoặc hạ magie máu theo dõi chặt chẽ biểu hiện trên ECG (điện tâm đồ) khi dùng thuốc.

4. Tương tác thuốc của Olanzax

  • Dùng chung Olanzax với Levomethadyl nguy cơ độc tính trên cơ tim, kéo dài khoảng QT, gây xoắn đỉnh.
  • Dùng chung Olanzax với Metoclopramid do tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp, hội chứng an thần kinh ác tính.
  • Phối hợp thuốc với Diazepam, Dopamin, Adrenalin làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế.
  • Olanzax bị giảm nồng độ trong máu khi dùng chung với các thuốc cảm ứng CYP1A2 (Carbamazepin, Phenobarbital, Phenytoin, Rifampicin, Omeprazol); tăng chuyển hóa khi hút thuốc lá.
  • Than hoạt tính làm giảm sinh khả dụng của Olanzax.
  • Rượu bia, thực phẩm có cần có thể gây ức chế thần kinh trung ương khi phối hợp với Olanzax.

5. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Olanzax

Cách dùng:

  • Olanzax được bào chế dưới dạng viên nén. Uống nguyên viên có thể cùng hoặc không cùng với thức ăn.

Liều dùng ở người lớn:

  • Tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu: 1-2 viên (5mg)/lần/ngày; Liều duy trì: 2-4 viên (5mg)/lần/ngày; Liều tối đa: 4 viên (5mg)/ngày; Thời gian điều chỉnh liều phải trên 7 ngày.
  • Rối loạn lưỡng cực, đợt hưng cảm cấp hay hỗn hợp: Liều khởi đầu: 2-3 viên (5mg)/lần/ngày; Liều tối đa là 4 viên (5mg)/lần/ngày; Thời gian chỉnh liều cách nhau 24 giờ, tăng liều 1 viên (5mg)/ lần.

Liều dùng ở trẻ em 12 đến dưới 18 tuổi:

  • Tâm thần phân liệt hoặc bệnh rối loạn lưỡng cực: Liều bắt đầu 1⁄2 - 1 viên (5mg)/lần/ngày; Liều điều trị: 2 viên (5mg)/lần/ngày; Liều tối đa 4 viên (5mg)/ngày.
  • Chỉnh liều từ 1⁄2 - 1 viên (5mg)/ lần.

6. Tác dụng phụ của thuốc Olanzax

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Ngủ gà, hội chứng ngoại tháp.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ác mộng, sảng khoái, hưng cảm, hay quên.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn phát âm, khó nuốt.
  • Khó tiêu, tăng cân, khô miệng, thèm ăn, buồn nôn, nôn.
  • Tăng men gan (SGPT).
  • Yếu cơ, run, có thể ngã đặc biệt ở người cao tuổi.
  • Hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau tức ngực, phù ngoại vi.
  • Tăng cholesterol máu, tăng prolactin máu, tăng đường huyết, chảy máu đường tiết niệu.
  • Giảm thị lực, viêm kết mạc.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Giảm bạch cầu.
  • Rối loạn nhịp chậm, kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ.
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng.
  • Động kinh.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Viêm tụy.
  • Hội chứng an thần kinh ác tính (sốt cao, vã mồ hôi, loạn nhịp tim,...).
  • Nguy cơ tự tử.
  • Phản ứng phản vệ.

Tóm lại, Olanzax là thuốc chống loạn thần được chỉ định trong bệnh lý tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực. Thuốc gây ra nhiều tác dung không mong muốn nguy hiểm cho cơ thể, vì vậy khi dùng thuốc cần chỉ định và theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

268 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan