Công dụng thuốc Somaritin

Thuốc Somaritin có thành phần hoạt chất chính là Somatostatin dưới dạng Somatostatin acetate hydrate với hàm lượng 3mg/ ống. Đây là loại thuốc có tác dụng trong điều trị chảy máu đường tiêu hóa, viêm tụy cấp tính và hỗ trợ điều trị cho người bị tiểu đường nhiễm acid- ceton,...

1. Thuốc Somaritin là thuốc gì?

Thuốc Somaritin là thuốc gì? Thuốc Somaritin có thành phần hoạt chất chính là Somatostatin dưới dạng Somatostatin acetate hydrate với hàm lượng 3mg/ ống. Đây là loại thuốc có tác dụng trong điều trị chảy máu đường tiêu hóa, viêm tụy cấp tính và hỗ trợ điều trị cho người bị tiểu đường nhiễm acid- ceton,...

Thuốc Somaritin được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm và 1 ống dung môi pha tiêm 1ml. Đây là loại thuốc sử dụng theo đường tiêm truyền.

1.1. Dược lực học của hoạt chất Somatostatin

Hoạt chất Somatostatin là một 14-aminoacid oligopeptide được phân lập từ vùng dưới đồi của động vật và sau đó, được tìm thấy ở những tế bào biểu mô và các sợi thần kinh khắp hệ thống tiêu hóa.

1.2. Tác dụng của hoạt chất Somatostatin

  • Hoạt chất Somatostatin là một loại hormone tăng trưởng có công dụng giúp giảm xuất huyết dạ dày, tá tràng và thực quản.
  • Hoạt chất Somatostatin được xem có vai trò chính như là một chất chuyển vận tại chỗ, do đó có chức năng trong việc điều hòa việc bài tiết lượng nội tiết tố và ngoại tiết tố, đồng thời điều khiển hoạt động của nhu động đường tiêu hóa. Khi được sử dụng ở liều điều trị có tác động dược lý, hoạt chất Somatostatin có công dụng trong ức chế chức năng và nhu động đường tiêu hóa. Sau đó được phân hủy trong hệ thống đường tiêu hóa của cơ thể.

2. Thuốc Somaritin công dụng điều trị bệnh gì?

Thuốc Somaritin được chỉ định sử dụng điều trị trong các trường hợp cụ thể như sau:

  • Điều trị chảy máu giai đoạn cấp tính nghiêm trọng đối với đường tiêu hóa trên (chảy máu nguyên nhân do loét dạ dày, loét tá tràng và dạ dày- tá tràng, viêm dạ dày chảy máu hay phình thực quản).
  • Điều trị dự phòng các biến chứng sau phẫu thuật tụy tạng.
  • Điều trị lỗ rò tụy tạng và bệnh viêm tụy giai đoạn cấp tính.
  • Điều trị hỗ trợ cho đối với những người bị tiểu đường có nhiễm acid-ceton.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Somaritin

Sau khi biết được những tác dụng hoạt chất của thuốc, người bệnh cần tìm hiểu thông tin về cách dùng, liều dùng thuốc sao cho hiệu quả nhất.

3.1. Cách sử dụng thuốc Somaritin

Thuốc Somaritin được sử dụng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và các nhân viên y tế để đảm bảo hiệu quả và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

3.2. Đối tượng sử dụng thuốc Somaritin

Thuốc Somaritin sử dụng được cho người lớn và trẻ em.

3.3. Liều dùng của thuốc Somaritin

  • Liều điều trị khởi đầu: khoảng 3,5mcg/ kg, ví dụ 1 ống 250mcg cho 1 người 75kg, pha loãng ngay trước khi dùng với 1 ống dung dịch nước muối sinh lý và tiêm tĩnh mạch chậm không dưới 1 phút.
  • Sau đó, nên tiếp tục sử dụng bằng truyền tĩnh mạch liên tục với liều 3,5mcg/kg/ giờ, ví dụ 1 ống 3mg dùng trong > 12 giờ.
  • Nên điều trị liên tục từ tối thiểu 48 giờ đến tối đa 120 giờ ( tương đương với 5 ngày điều trị bệnh).

Cần lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, do thuốc Somaritin được chỉ định theo đường tiêm truyền tĩnh mạch nên người bệnh cần tuân theo đúng chỉ định, hướng dẫn. Chỉ thực hiện tiêm truyền dưới sự giám sát của bác sĩ và nhân viên y tế.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Somaritin

Trong quá trình sử dụng thuốc Somaritin, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Trong quá trình sử dụng thuốc Somaritin có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, ốm yếu, thỉnh thoảng nôn, chóng mặt, nóng mặt. Điều này xảy ra khi tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch trong thời gian quá nhanh, không xảy ra khi truyền liên tục.
  • Tác dụng không mong muốn hiếm gặp của thuốc Somaritin trong những trường hợp hạ huyết áp tư thế, biểu hiện rõ ràng khi tiêm ở người bệnh nằm ngửa.
  • Suy hô hấp có thể xảy ra khi truyền tĩnh mạch các thuốc có chứa hoạt chất Somatostatin với liều cao.

Ngoài ra, các tác dụng không mong muốn khác có thể gặp nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, tăng tiết hormone tăng trưởng và các hormon khác khi ngừng thuốc và gặp không thường xuyên là ít dung nạp với glucose, rối loạn nhịp tim, giảm natri trong máu.

5. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Somaritin

Trong quá trình sử dụng thuốc Somaritin, người bệnh cần chú ý đến một số điều sau đây:

5.1. Chống chỉ định của thuốc Somaritin

Thuốc Somaritin chống chỉ định đối với những người như sau:

  • Người có cơ địa nhạy cảm hay quá mẫn với các thành phần của thuốc và các chất hóa học liên quan khác.
  • Những người phụ nữ đang trong thời gian mang thai, thời kỳ sinh đẻ, thời kỳ cho con bú.

5.2. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc Somaritin

  • Việc sử dụng thuốc Somaritin cần có sự kiểm tra chặt chẽ của bác sĩ điều trị bệnh.
  • Nguyên nhân do có tác dụng ngăn cản tiết Insulin và Glucagon nên phải sử dụng thuốc Somaritin một cách thận trọng khi điều trị chảy máu đối với những người phụ thuộc insulin. Với những đối tượng này, cần phải theo dõi hạ đường máu tạm thời, theo sau đó là sự tăng đường huyết xảy ra sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 giờ. Cho nên, cần kiểm tra đường huyết với khoảng thời gian mỗi 3- 4 giờ và tránh sử dụng thêm đường.

5.3. Điều kiện bảo quản thuốc Somaritin

  • Bảo quản thuốc Somaritin ở những nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Sau khi pha, dung dịch Somatostatin có thể được bảo quản trong tủ lạnh (5°C – 3°C) không quá 24 giờ.
  • Thời gian bảo quản: Hạn sử dụng của thuốc được ghi trong bao bì là 36 tháng từ ngày sản xuất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Somaritin, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Somaritin để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

93 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • orientmax 20mg
    Công dụng thuốc Orientmax 20mg

    Thuốc Orientmax 20mg là sản phẩm sử dụng dạ dày ruột. Với bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày ruột nên tham khảo kỹ thông tin Orientmax 20mg là thuốc gì trước khi sử dụng.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Cadipanto
    Công dụng thuốc Cadipanto

    Thuốc Cadipanto có thành phần hoạt chất chính là Pantoprazole, đây là một chất có tác dụng chính trong ức chế bài tiết acid dịch vị, giúp điều trị bệnh lý do tăng acid và làm lành vết thương trên ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Somargen
    Công dụng thuốc Somargen

    Thuốc Somargen được chỉ định trong điều trị chảy máu cấp tính đường tiêu hóa nghiêm trọng, dự phòng biến chứng hậu phẫu sau khi phẫu thuật tụy tạng, điều trị lỗ rò tụy tạng, viêm tụy cấp tính,...

    Đọc thêm
  • nadylanzol
    Công dụng thuốc Nadylanzol

    Nadylanzol thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá, có chứa thành phần chính là Lansoprazole. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hoá. Thông tin chi tiết của thuốc Nadylanzol được trình bày trong bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Opelansokit
    Công dụng thuốc Opelansokit

    Opelansokit có công dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày do vi khuẩn Helibacter pylori gây ra. Tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Betalol sẽ ...

    Đọc thêm