Công dụng thuốc Suresh 200mg

Thuốc Suresh 200mg có công dụng tiêu nhầy, giải độc khi uống quá liều Paracetamol. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Suresh 200mg sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Thành phần thuốc Suresh 200mg

Suresh 200mg thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén sủi bọt, quy cách đóng gói: Ống chứa 20 viên.

Thành phần trong thuốc Suresh 200mg gồm có:

2. Chỉ định dùng thuốc Suresh 200mg

Thuốc Suresh 200mg được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Tiêu nhầy trong các trường hợp người mắc bệnh phế quản - phổi cấp/ mãn tính;
  • Giải độc khi uống quá liều Paracetamol. Việc điều trị quá liều Paracetamol bằng Suresh 200mg được chỉ định trên cả đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú.

3. Liều lượng, cách dùng thuốc Suresh 200mg

Liều Suresh 200mg dùng để tiêu nhầy:

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: Dùng liều 200mg x 2 - 3 lần/ ngày;
  • Đối với trẻ em 2 – 7 tuổi: Dùng liều 200mg x 2 lần/ ngày;
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: 100mg x 2 lần/ ngày.

Giải độc quá liều Paracetamol:

  • Liều Suresh khởi đầu là 140mg/ kg, cách 4 giờ uống một lần với liều 70mg/ kg và uống tổng cộng thêm 17 lần;
  • Suresh có hiệu quả nhất khi dùng trong vòng 8 giờ sau khi bị quá liều Paracetamol.

Thuốc Suresh 200mg cách dùng như sau:

  • Hòa tan thuốc Suresh với lượng nước vừa đủ rồi uống.

4. Chống chỉ định thuốc Suresh

Suresh chống chỉ định trong trường hợp người bệnh quá mẫn với Acetylcystein hoặc các thành phần có trong thuốc.

5. Tương tác với các thuốc khác

Có thể xảy ra tương tác khi sử dụng Suresh 200mg đồng thời với các thuốc sau:

  • Tetracyclin làm giảm hiệu quả điều trị của Suresh. Do đó nên uống Suresh cách 2 giờ với Tetracyclin.
  • Không sử dụng đồng thời Suresh với các thuốc giảm ho vì có thể gây tắc nghẽn dịch nhầy nghiêm trọng;
  • Suresh có thể làm tăng tác dụng giãn mạch và ức chế kết tập tiểu cầu của thuốc Nitroglycerin.
  • Suresh có tính khử, vì vậy không nên phối hợp với các chất có tính oxi hóa.

Để tránh các tương tác không mong muốn, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để có liều dùng Suresh phù hợp.

6. Tác dụng phụ thuốc Suresh 200mg

Thuốc Suresh có thể gây ra các tác dụng phụ sau đây:

  • Rất hiếm gặp: Rối loạn tiêu hóa, viêm miệng và ù tai;
  • Phản ứng quá mẫn: Co thắt phế quản, phù mạch, phát ban da, ngứa, hạ hoặc tăng huyết áp;
  • Các tác dụng không mong muốn khác: Đỏ bừng người, buồn nôn và nôn, sốt, đổ mồ hôi, rối loạn thị giác, đau khớp, nhiễm acid, co giật, ngừng hô hấp hoặc tim.

Trong trường hợp người bệnh gặp phải các tác dụng phụ trên, hãy ngừng thuốc Suresh 200mg ngay lập tức, tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Suresh 200mg. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Suresh 200mg theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan